Hoa dâm bụt có độc không?
Hoa dâm bụt có độc không?
Hoa dâm bụt hay còn được gọi là hoabông bụp, bông lồng đèn còn có các tên gọi khác mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang). Loài cây này phân bố khắp vùng miền nước ra để làm cây cảnh và hàng rào.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh hoa dâm bụt có chứa độc. Tuy nhiên, sơ bộ nghiên cứu người ta tìm thấy chất antoxyanozit có trong hoa và ở lá có chất nhầy.
Hoa dâm bụt có độc không? Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng hoa dâm bụt có độc tố
Trong dân gian, hoa dâm bụt không những không có độc tố mà còn được sử dụng để chữa bệnh rất hiệu quả.
Theo Đông y, lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ.
Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ.
Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh.
Chính bởi những dược tính từ loài cây này mà hoa dâm bụt có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Do vậy, chúng cũng là loài hoa được trồng ở nhiều nơi, được nhiều người biết đến nhất là các vùng quê. Đặc biệt với trẻ em nông thôn thì loài hoa này dường như gắn liền với tuổi thơ của họ.
Lợi ích sức khỏe từ hoa dâm bụt
Ngừa nhiễm trùng tiểu đường
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đặc tính chống nấm, chống khuẩn của hoa dâm bụt có tác dụng kháng nấm Candica albicans. Những dưỡng chất trong loài hoa này sẽ loại bỏ những vi khuẩn gây hại trong đường tiết niệu và làm giảm nhiễm trùng tiểu đường.
Các flavonoid trong trà hoa dâm bụt còn có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn E.coli.
Hạ sốt
Nhờ đặc tính giảm viêm, giảm đau mà hoa dâm bụt có tác dụng giảm tình trạng viêm của niêm mạc và hạ sốt rất tốt.
Ngăn rụng tóc
Nhờ vitamin C và canxi có trong hoa dâm bụt mà loài hoa này có tác dụng làm chắc chân tóc, ngăn ngừa rụng tóc.
Chống tóc bạc sớm
Một nghiên cứu được công bố trên tờ Asian Journal of Experimental Bbiological Sciences cho biết dâm bụt có tác dụng chống bạc tóc sớm
Hạ huyết áp
Hoa dâm bụt có tác dụng như một chất ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin và nó thậm chí hiệu quả hơn lisinopril. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chất anthocyanins giúp hoa có màu đỏ chính là thành phần giúp giảm huyết áp.
Hoa dâm bụt có độc không? Hoa dâm bụt có công dụng chữa nhiều bệnh như: chống rụng tóc, hạ sốt, mất ngủ...
Một số bài thuốc từ hoa dâm bụt
- Khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ: dùng hoa dâm bụt hãm với nước nóng thay nước chè.
- Rụng tóc: Bôi dầu chiết xuất từ hoa dâm bụt lên chân tóc và massage da dầu để các dưỡng chất dễ dàng được hấp thu.
- Chống tóc bạc sớm: Đun một vài bông hoa dâm bụt trong nước khoảng 20 phút và để nguội. Vò hoa thành bột nhão và bôi lên tóc và da đầu rồi ủ 20 là gội đầu sạch.
- Bạch đới, mộng tinh, đái buốt, đi lỵ: lá, hoa dâm bụt, lá bấn, lá thài lài tía. Dùng mỗi thứ một nắm rồi giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước uống.
- Mụn nhọt sưng tấy: lá và hoa dâm bụt giã nát, đắp lên chỗ mụn.
- Quai bị, đau mắt: lá dâm bụt và lá dành dành, mỗi thứ 1 nắm giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã thì dùng để đắp.
- Viêm tuyến mang tai: lá dâm bụt 30g đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Bên ngoài dùng 20g hoa dâm bụt giã nát đắp chỗ đau.
- Viêm kết mạc cấp: sắc 30g rễ dâm bụt uống làm 3 lần trong ngày.
- Kinh nguyệt không đều: vỏ rễ dâm bụt 30g, lá huyết dụ 25g, ngải cứu 10g. Đem sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Cần uống 3 ngày liền, trước kỳ kinh 7 ngày.
- Chữa di tinh: hoa dâm bụt 10g, hạt sen 30g sắc uống ngày một thang chia 3 lần, cần uống liền 10 ngày.
- Mất ngủ: lá dâm bụt 15g, hoa nhài 12g. Đem sắc uống vào buổi chiều và cần uống liền 5 ngày.
- Hạ huyết áp: Đun nước nóng rồi thả 1 nhánh đinh hương, 1 thanh quế và đợi cho tới khi nước bắt đầu sôi. Sau đó thả cánh hoa dâm bụt vào và giảm nhiệt độ. Đậy nắp bình và đợi nguội bớt rồi thưởng thức.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm