Hoa mơ có độc không?

Hoa mơ có độc không? Mơ là loài cây thuộc họ đào, có hoa màu trắng và nở vào mùa xuân. Nhiều người vẫn thường dùng hoa mơ để làm trà uống hàng ngày.
30/03/2018 15:57

Hoa mơ có độc không?

Cây mơ còn được gọi là mơ ta, mơ Đông Nam Á, mơ mai hay mai thuộc chi Mận mơ có nguồn gốc Châu Á thuộc họ Hoa hồng. Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc (tập trung ở lưu vực sông Tử Dương), sau đó lan dần sang Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây mơ được trồng rất nhiều ở vùng núi Tây Bắc.

Hoa mo co doc khong 2

Hoa mơ có độc không? Hoa mơ mọc vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2

Loài mơ này ra hoa vào cuối mùa đông - đầu mùa xuân, thông thường vào cuối tháng 1 hay đầu tháng 2 ở khu vực Đông Nam Á, trước khi ra lá. Mỗi hoa có 5 cánh với đường kính khoảng 1 - 3cm. Thông thường, hoa mơ có màu trắng mặc dù một số giống cây trồng khác cho hoa màu hồng hoặc đỏ sẫm. Lá xuất hiện gần như ngay sau khi các cánh hoa rụng.

Hoa mo co doc khong 3

Hoa mơ có độc không? Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định hoa mơ có độc

Hoa mơ có các cánh hoa ròn đều không thuôn dài như mận còn nhuỵ hoa có phới đỏ. Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra thành phần hoá học trong hoa mơ vì vậy mà hoa mơ không có độc. Thực tế, loài hoa mơ được xếp vào là hoa lành tính, nhiều người dùng hoa mơ để làm trà uống hàng ngày.

Hoa mo co doc khong

Hoa mơ có độc không? Hoa mơ thuộc loài hoa lành tính được nhiều người dùng làm trà

Một số tác dụng của cây mơ

Thông thường, cây mơ được trồng dùng để lấy quả, gỗ dùng làm đồ mỹ nghệ. Quả mơ được thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hoặc muối phơi khô làm ô mai, bạch mai.

Trong quả mơ có chứa các axit hữu cơ như citric tartric, carotenoid, lycopin, a-carotein, các flavonoid quercetin, isoquercetin, các vitamin A, B1, 5. Hạt chứa 35 - 40% dầu béo, dầu ethereal amygdalin, và các men emulsin, amygdalase, prunase.

Trong Đông y, hạt mơ có vị đắng, tính ôn, ít độc giúp giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện. Quả có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phổi; ở Ấn Độ, được xem như nhuận tràng và hạ sốt. Ô mai (vị chua) và Bạch mai (vị chua, mặn) tính mát; có tác dụng chỉ khát, sinh tân dịch.

Hoa mo co doc khong 4

Hoa mơ có độc không? Quả mơ là thành phần chủ yếu được dùng làm các bài thuốc chữa bệnh

Theo Lương y Phó Hữu Đức - (Hội Đông y Việt Nam) chia sẻ, uống một ly nước mơ khi vừa đi nắng hoặc làm việc ngoài nắng, nóng nực, mặt đỏ, ra nhiều mồ hôi, có tác dụng giải nhiệt, giải cảm nắng, cảm nóng.

Làm việc trong môi trường nóng bức, ra nhiều mồ hôi, uống nước mơ có tác dụng chống mệt mỏi, sinh tân, chỉ khát, chống khô miệng, giảm mồ hôi, giảm mất muối qua mồ hôi và giảm được lượng nước uống.

Khi nóng sốt lâu ngày, uống nước mơ vừa có tác dụng thanh nhiệt, lại chống được tình trạng môi khô, miệng háo do nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nước từ quả mơ cũng dùng tốt trong các trường hợp đau bụng nóng, đau bụng do kiết lị.

Từ quả mơ, người ta cũng chế biến thành Ô mai, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc trừ ho, chống khô họng, giảm khản tiếng, mất tiếng.

Ô mai mơ giúp chữa bệnh giun chui ống mất, chữa chai chân và bệnh trĩ. Dầu hạt mơ được dùng làm thuốc bổ, nhuận trường...

Hạt mơ điều trị chứng bệnh can khí uất kết, khó chịu trong ngực, dạ dày hoạt động kém.

Mơ muối có tác dụng trị đầy bụng, ăn không tiêu, mệt mỏi, chán ăn, giải ngộ độc thức ăn, trị rối loạn dịch vị dạ dày, trung hòa các yếu tố âm trong người, giúp gan loại sạch các hóa chất nhân tạo ra ngoài cơ thể, chống lão hóa cơ thể.

Hoa mo co doc khong 5

Hoa mơ có độc không? Mơ muối có tác dụng trị đầy bụng, ăn không tiêu

Phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu có thể dùng một quả mơ muối vào bữa ăn hoặc uống nước ép mơ muối mỗi ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng nôn ói.

Các bài thuốc chữa bệnh bằng mơ

Đau khớp dạng phong thấp: Vừa uống rượu thanh mai vừa dùng rượu này xoa bóp, ngày vài lần.

Ra mồ hôi trộm: Ma hoàng căn, hoàng kỳ, đương quy, ô mai mỗi loại 10 gam, sắc uống.

Đi lỏng dài ngày do tì hư: Đẳng sâm, bạch truật, kha tử, ô mai mỗi loại 10 gam, sắc uống.

Miệng khô khát do phiền nhiệt: Thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch bộc, ô mai mỗi loại 6 gam, sắc uống.

Đái tháo đường, không tự chủ được tiểu tiện: Thục địa, hoài sơn, đan phiến, ô mai, ngũ vị tử mỗi loại 10 gam, nhục quế 2 gam, sắc uống.

Tẩy giun đũa: Ô mai 10 gam, xuyên tiêu 6 gam, gừng 3 lát, sắc uống.

Sỏi mật, viêm đau túi mật: Kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim, ô mai, cam thảo chế mỗi loại 15 gam, sắc uống.

Trúng phong, răng nghiến chặt: Đánh gió bằng ô mai.

Mụn cóc (hạt cơm) trên da: Ô mai 30 gam, ngâm nước muối 24 giờ, bỏ hạt, tra ít giấm, nghiền thành dạng cao, đắp trên mục cóc

Lưu ý: Quả mơ có vị chua, tính ấm, nếu ăn tươi nhiều sẽ hại răng, sinh đàm, tăng nhiệt. Do đó, người bị bệnh cảm, dạ dày nhiều acid, trẻ em bị lên đậu cấp tính cần kiêng ăn mơ tươi.

comment Bình luận

largeer