Hoa quỳnh điều trị xuất huyết tử cung, các chứng ho và lao phổi

Hoa quỳnh được ứng dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Theo kinh nghiệm dân gian, hoa quỳnh có vị ngọt nhưng lại không gây nóng mà ngược lại, nó còn có tác dụng mát máu.
29/05/2023 17:45

Hoa quỳnh, từ món ăn đến những bài thuốc

Hoa quỳnh có thể ăn được. Bạn có thể làm món hoa quỳnh xào gừng - món này có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày do rầu rĩ, tức giận, đồng thời còn giúp thông khí ở dạ dày và tim.

Để làm món này, bạn cần chuẩn bị 10 bông hoa quỳnh tươi (vừa mới nở), 1 miếng củ gừng non, một ít dầu ăn và muối. Các bước thực hiện món này như sau:

- Trước tiên, các bạn tách các cánh hoa quỳnh ra, đem ngâm nước muối rồi rửa lại với nước cho sạch, sau đó để vào rổ cho ráo hẳn.

- Cắt hoa quỳnh ra và thái nhỏ củ gừng thành sợi.

- Cho dầu vào chảo, cho gừng vào, xào vài cái rồi cho hoa quỳnh vào, nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi chờ chín thì nhắc xuống và ăn như các món ăn thường ngày.

Công dụng của hoa quỳnh

Hoa quỳnh được ứng dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Theo kinh nghiệm dân gian, hoa quỳnh có vị ngọt nhưng lại không gây nóng mà ngược lại, nó còn có tác dụng mát máu. Bên cạnh đó, loài hoa này còn được sắc lấy nước uống (từ 3 – 5 bông hoa).

Một số công dụng của hoa quỳnh như: Giúp cầm máu, điều trị xuất huyết tử cung; Giúp thanh lọc phổi, điều trị ho; Giúp tan đờm, điều trị viêm họng; Điều trị lao phổi, khạc ra máu, ho ra máu; Điều trị hen suyễn, cao huyết áp; Dùng trong trường hợp khí trệ ở tim và dạ dày.

Hoa quỳnh điều trị xuất huyết tử cung, các chứng ho và lao phổi. Ảnh: Caythuoc.org

Hoa quỳnh điều trị xuất huyết tử cung, các chứng ho và lao phổi. Ảnh: Caythuoc.org

Cách dùng hoa quỳnh làm thuốc

Cụ thể, để giúp cầm máu trong các trường hợp xuất huyết tử cung, băng lậu hoặc kinh nguyệt day dưa không ngừng: Dùng 2 - 3 bông hoa quỳnh tươi, đem ninh với 4 lạng thịt lợn rồi ăn như các món ăn thông thường. Còn như người bệnh thấy khó thở, đau tức ngực hoặc vai và lưng đau nhức thì cũng dùng cách trên nhưng đổi thịt lợn thành phổi lợn, liều lượng tương đương.

Bên cạnh đó, để điều trị các chứng ho do phổi suy khí yếu (cả ho đờm và ho không có đờm, ho do lao phổi, ho hen, ho lâu ngày không dứt) thì bạn cũng có thể hái từ 3 đến 5 bông hoa tươi, để thêm 50g đường phèn rồi nấu nước uống. Đây là loại thuốc bổ mát, rất tốt cho phổi và nếu dùng cho trẻ em thì cần giảm liều lượng lại, chỉ dùng 1 đến 2 bông hoa.

Ngoài ra, khi bị lao hạch, viêm phế quản và lao phổi bạn cũng có thể lấy 15 - 30g hoa, thái nhỏ ra rồi nấu với thịt lợn để ăn (giúp bồi bổ). Nếu bị sỏi thận, bạn cũng có thể hái khoảng 30g hoa quỳnh rồi nấu cùng rễ tranh (10g), kim tiền thảo và rau rấp cá (mỗi loại 20g), tất cả xắt nhỏ, nấu với nước cho đặc rồi chia thành ba lần uống trong ngày.

Thân cây quỳnh có tác dụng gì?

Bên cạnh hoa thì thân cây quỳnh cũng có thể dùng làm thuốc, trong đó, nổi trội nhất là tác dụng giải độc, tiêu viêm và điều trị mụn đầu đinh. Vì vậy, khi bị mụn đầu đinh, bạn có thể cắt 1 đoạn thân cây tươi, đem rửa sạch, giã nát với một ít muối và một ít cơm (cho sệt lại) rồi đắp lên nốt mụn đó.

Thông tin thêm

Cây quỳnh có tên khoa học là Epiphyllum oxypelatum, hay còn gọi là cây quỳnh trắng, thuộc họ Xương rồng. Muốn nhân giống hoa này, bạn chỉ cần cắt một phần thân rồi giâm xuống chỗ đất ẩm thì nó sẽ tái sinh thành cây mới.

Dân gian thường trồng cây quỳnh sát cạnh cây giao (kim giao) với mục đích làm cho cây quỳnh ra hoa đẹp hơn và nhiều hoa hơn. Ngoài ra từ xa xưa đây còn là một thứ chơi hoa của người xưa, là một biểu tượng mãnh liệt của tình yêu.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer