Hội chứng "người đẹp ngủ" là gì?
Mới đây, một cô gái 17 tuổi đến từ thị trấn Acacías của Colombia đã lăn ra ngủ với giấc ngủ kéo dài tận gần 2 tháng. Đây là điều khó có thể tin nhưng đã xảy ra. Để cô bé không bị đói, người mẹ đã phải hóa lỏng thức ăn và đút cho cô bé sau vài giờ một lần. Tình trạng những giấc ngủ kéo dài xuất hiện từ khi cô gái được 2 tuổi. Với giấc ngủ gần 2 tháng lần này, cô bé thậm chí bị mất trí nhớ, không nhận ra mẹ mình.
Với trường hợp xảy ra trên, cô gái 17 tuổi này được xác định mắc hội chứng "người đẹp ngủ" - Kleine-Levin.

Hình minh họa.
Ngoài trường hợp này, trong giới y học cũng từng ghi nhận trường hợp của một cậu bé 13 tuổi sống tại bang Massachusetts, Mỹ. Cậu bé cũng gặp phải tình trạng tương tự khi có thể ngủ trung bình từ 16-20 giờ một ngày.
Vậy hội chứng "người đẹp ngủ" - Kleine-Levin là gì?
Theo giới nghiên cứu y khoa, hội chứng Kleine-Levin gây ra các giai đoạn buồn ngủ quá mức lặp đi lặp lại. Trong một số trường hợp, thời gian ngủ lên đến 20 giờ một ngày. Vì vậy, tình trạng này thường được gọi là “hội chứng người đẹp ngủ”. Hiện các nhà khoa học vẫn không biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này là gì do đó cũng chưa tìm ra cách để chữa trị. Chỉ biết rằng, đây là một hội chứng rối loạn hiếm gặp. Hiện thế giới chỉ có khoảng 1000 người mắc phải hội chứng này và 70% trong số đó là nam giới.
Hội chứng Kleine-Levin thường chỉ xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên, và sẽ tự biến mất trong thời gian khoảng 8-12năm. Phần lớn các gia đình bệnh nhân chỉ phát hiện người thân của mình mắc chứng Kleine-Levin khi đã rất trễ, thường là đến 4 năm.
Các triệu chứng của bệnh thường bao gồm buồn ngủ cực độ. Có một mong muốn mãnh liệt được ngủ và rất khó thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra thường không còn triệu chứng nào khác.
Theo nhiều chuyên gia, đây là hội chứngrối loạn thần kinh có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, giao tiếp cũng như khả năng hoàn thành công việc của người bệnh. Hội chứng này thường được chẩn đoán nhầm thành các chứng rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.
Tình trạng bệnh của các bệnh nhân không thể đoán trước được, các cơn tái phát đột ngột và không có cảnh báo nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm sau.
Hầu hết người mắc phải hội chứng này có thể tiếp tục hoạt động bình thường sau một cơn bệnh mà không có bất kỳ rối loạn chức năng hành vi hoặc thể chất nào. Tuy nhiên, họ cũng có thể bị nhầm lẫn và có những thay đổi trong hành vi hoặc mất trí nhớ như trường hợp cô gái 17 tuổi nêu trên.
Người mắc hội chứng "người đẹp ngủ" bị ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc do thời gian ngủ chiếm quá nhiều.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm