Hút thuốc lá làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm. Hơn 7 triệu người trong số đó tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp, trong khi khoảng 1,2 triệu người tiếp xúc với khói thuốc thụ động (hít phải khói thuốc lá). Phần lớn người hút thuốc lá sống ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Sự nguy hiểm của thuốc lá không chỉ dừng lại ở việc làm tổn hại cho phổi - cơ quan phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất do thuốc.
Hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ và khiến các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cao huyết áp, tiểu đường... trở nên trầm trọng hơn. Một trong 4 yếu tố chính gây xơ vữa động mạch, động mạch vành có hút thuốc lá. Những người mắc các bệnh lý tim mạch không nên hút thuốc lá vì chúng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Thuốc lá độc hại vì có chứa hơn 7.000 hóa chất. Ít nhất khoảng 70 chất trong số đó là nguyên nhân gây ung thư. Những chất gây nguy hiểm cho sức khỏe nhất là nicotine, carbon monoxide.
Nictotine là chất gây nghiện cao nên khiến cho nhiều người hút khó bỏ thuốc lá, là "thủ phạm" gây ung thư và những bệnh lý nghiêm trọng khác. Khi hút thuốc lá, nicotine xâm nhập vào máu, tràn vào phổi, gây tăng huyết áp, tạo áp lực lên tim khiến chúng đập nhanh hơn, thu hẹp các động mạch. Nó cũng góp phần làm cứng thành động mạch, có thể dẫn đến đau tim.
Carbon monoxide làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể, gây đau đầu, giảm tỉnh táo và có thể thúc đẩy tích tụ mảng xơ vữa, làm trầm trọng hơn tình trạng đau thắt ngực. Những chất hóa học khác như benzen, formaldehyde, toluene, amoniac, cadmium, asen... có trong thuốc lá cũng rất hại cho cơ thể, ảnh hưởng đến tim, thận, hệ hô hấp, hệ miễn dịch...
Hút thuốc cũng làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp. Những người đang mắc các bệnh mãn tính nếu không cai thuốc lá có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn và làm tăng tỷ lệ tỷ vong. Điều này tạo gánh nặng cho công tác điều trị bệnh, tiêu tốn thêm chi phí.

Hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá đều nguy hại đến sức khỏe
Hút thuốc lá có thể gây ra các bệnh ung thư ở nhiều cơ quan như phổi, họng, thực quản, dạ dày, ruột kết, trực tràng, gan, tuyến tụy... Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi hoặc tử vong vì ung thư phổi cao gấp 15-30 lần so với những người không hút thuốc. Thậm chí hút một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc thỉnh thoảng cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Một người hút thuốc càng nhiều năm và số lượng mỗi ngày càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Trung bình những người hút thuốc chết sớm hơn khoảng 10 năm so với những người chưa bao giờ hút theo Tổ chức Ung thư của Mỹ. Ở Việt Nam, số người chết có liên quan đến khói thuốc lá mỗi năm khoảng 40.000 người, nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại. Gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc và trầm trọng hơn các bệnh nền, khiến người nhiễm nCoV có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 1,5 lần.
Bên cạnh uống thuốc điều trị, những người mắc các bệnh mãn tính được khuyên bỏ thuốc lá, cẩn thận với tình trạng hút thuốc lá thụ động. Người bệnh cũng cần duy trì lối sống lành mạnh, không nên thức khuya, ăn uống đủ chất, tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.
Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới, không có nhiều quốc gia giám sát việc sử dụng thuốc lá bằng cách lặp lại các cuộc điều tra người trưởng thành trên toàn quốc ít nhất 5 năm một lần. Theo dõi mức độ và đặc điểm hút thuốc lá có thể giúp đưa ra những phương pháp thích hợp góp phần giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá.
(Theo vnexpress)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am