Hy hữu bé trai 2 tuổi bị lạc tinh hoàn

Hy hữu bé trai 2 tuổi không có tinh hoàn. Theo bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, một cặp vợ chồng đã đưa con đến “cầu cứu” bác sĩ khi phát hiện con mình không có tinh hoàn. Các bác sĩ đã khám và tìm lại tinh hoàn cho em bé.
20/03/2018 13:27

Hy hữu bé trai 2 tuổi bị lạc tinh hoàn

Ngày 20/3, khoa Ngoại và Chuyên khoa, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã tiếp nhận bé Nguyễn Lệ Nhật M. (2 tuổi, sống tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh) trong tình trạng không có tinh hoàn ở bìu trái. Vấn đề này có thể khiến bệnh nhi mất khả năng sinh sản về sau.

Cha mẹ bệnh nhi cho biết, lúc mới sinh gia đình đã phát hiện bé không có tinh hoàn trong bìu trái nhưng không đi điều trị. Bởi gia đình vẫn hy vọng 1, 2 tuổi nữa tinh hoàn sẽ tự xuống. Từ đó gia đình cũng không đưa bệnh nhi M. đi khám ở bất kỳ bệnh viện nào.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm 2 tuori gia đình vẫn không thấy tinh hoàn xuống nên quyết định đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bác sĩ cho biết: một bên tình hoàn trái nằm trong ống bẹn kích thước 1x0,5mm, tinh hoàn phải hoàn toàn bình thường.

Sau khi hội chẩn nhanh, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị tinh hoàn lạc chỗ và được chỉ định phẫu thuật hạ lại tinh hoàn. Các bác sĩ phẫu thuật đã tiến hành gây mê màng cứng để điều chỉnh lại tinh hoàn cho bệnh nhi.

Hy huu be trai 2 tuoi bi lac mat tinh hoan

Hy hữu bé trai 2 tuổi bị lạc tinh hoàn. Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công đã giúp tinh hoàn của bé M. trở về đúng vị trí và toàn được chức năng sinh sản

Sau hơn 1 tiếng tiến hành phẫu thuật, tinh hoàn trái của bệnh nhi đã được trả về đúng vị trí và đúng chức năng cũ ở bên trong bìu trái. Các kiểm tra sau phẫu thuật đều cho thấy sức khỏe bệnh nhi hoàn toàn bình thường.

Từ sự việc này, bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng – giám đốc Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh khuyến cáo: các bậc phụ huynh có thể tự khám cho bé bằng cách nhìn bìu lép hoặc không sờ thấy tinh hoàn ở bìu là có thể chẩn đoán tinh hoàn bị lạc ở chỗ nào hoặc tinh hoàn bị ẩn. Khi đó cần đưa ngay con đến bệnh viện để khám và điều trị.

Cũng theo bác sĩ Hùng, tinh hoàn bị lạc là tình trạng tinh hoàn không nằm đúng vị trí (trong bìu). Lúc này, tinh hoàn di chuyển nằm ở trên đường đi từ bụng qua ống bẹn, xuống bìu hoặc ở trong ổ bụng của trẻ.

Trường hợp tinh hoàn ẩn bẩm sinh cần được phát hiện sớm trước 1 – 2 tuổi để có biện pháp xử lý nhằm giữ được chức năng sinh sản của tinh hoàn. Chứng tinh hoàn bị lạc nếu để càng lâu thì nguy cơ mất chức năng sinh sản nằm lạc quá lâu, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng như xoắn vặn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn hoặc vỡ tinh hoàn.

comment Bình luận

largeer