Thành phần dinh dưỡng của bí đỏ

Thành phần dinh dưỡng của bí đỏ bao gồm tinh bột, protein, vitamin B, C, canxi.. và nhiều dưỡng chất quan trọng nhất. Nhờ đó, bí đỏ được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm và sử dụng trong dược phẩm và làm đẹp.
09/02/2018 09:00

Thành phần dinh dưỡng của bí đỏ

Bí đỏ hay bí ngô là loại thực phẩm có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Bí đỏ được xem là một trong những loại quả lớn nhất hành tinh. Bí đỏ nặng từ 0,45kg cho đến 450kg. Một người nông dân tại nước Anh đã thu hoạch được một quả bí đỏ nặng đến 608,3kg.

Thông thường, bí đỏ có hình cầu hoặc trụ, khi chín chuyển màu vàng cam, bên ngoài có khía chia thành nhiều múi khác nhau, bên trong ruột bí có chứa nhiều hạt. Cũng giống như quả bí, hạt bí được sử dụng để chế biến thực phẩm và sử dụng để ăn vặt.

So với các loại củ quả khác thì bí đỏ đứng đầu trong danh sách chữa thực phẩm nên ăn. Bởi trong quả bí chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao. Ăn bí mang lại nhiều loại ích cho sức khỏe.

Empty

Thành phần dinh dưỡng của bí đỏ cao nhất trong các loại củ có màu sắc

Theo nghiên cứu, trong quả bí đỏ có chứa hàm lượng dưỡng chất cao bao gồm: tinh bột, protein, carotene, vitami  B, vitamin C, canxi, photpho và một số dưỡng chất khác. Mặt khác, trong bí đỏ chứa hàm lượng calo và chất béo rất thấp. Trung bình 1kg bí đỏ chỉ có chứa khoảng 40calo, vậy nên đây được xem là thực phẩm giảm béo cực tốt.

Cụ thể, trong 100g bí đỏ chín người ta tìm thấy: 90% nước,8% glucid, 1% protein, 19mg photpho, 430mg kali, 23mg calci, 17mg manhê, 0,5mg sắt, 8mg vitamin C (15% nhu cầu hàng ngày), 22mcg folacin (11%), 1mg beta-caroten.

Đặc biệt là trong bí đỏ có chứa 3 dưỡng chất quan trọng là: chất xơ, viatmin A và vitamin C. Hàm lượng chất xơ cao có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp thức ăn ít lưu lại trong dạ dày mà di chuyển nhanh chóng xuống ruột chuyển hóa thành năng lượng. Phần thừa còn lại được đào thải ra ngoài nhanh chóng hơn. Đây được xem là thực phẩm giảm cân cực hiệu quả.

Trong bí đỏ còn chứa hàm lượng vitamin A cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại một số bệnh lý nguy hiểm. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A cao giúp cải thiện thị lực hiệu quả.

Cuối cùng, với hàm lượng vitamin C dồi dào, bí đỏ là thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và là một trong các vitamin đầu tiên bị hao hụt khi chúng ta bị căng thẳng. Ăn bí đỏ thường xuyên giúp ngăn chặn hiệu quả các bệnh dịch theo mùa như cảm cúm, ho, sốt…

Tác dụng chữa bệnh của bí đỏ

Theo đông y, bí đỏ là loại thực phẩm có vị ngọt, tính ấm. Khi ăn bí đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân dịch. Các thầy thuốc đông y thường sử dụng bí đỏ trong điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau.

Đầu tiên, bí đỏ hầm đậu phụng hạt sen được sử dụng làm thuốc chữa đau đầu chóng mặt mất ngủ. Bởi trong cả bí đỏ và hạt sen đều chữa hàm lượng dinh dưỡng cao, khi kết hợp với nhau giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng, tạo ra sự thoải mái về thần kinh giúp dễ ngủ hơn.

Một số chuyên gia sức khỏe nhận định, bí đỏ còn có tác dụng chữa bệnh gan. Khi bị bệnh về gan nên ăn càng nhiều cùi bí đỏ sống càng tốt. Nếu người bệnh không thể ăn bí đỏ sống thì nên chuyển sang ăn cháo bí đỏ.

Empty

Thành phần dinh dưỡng của bí đỏ. Cháo bí đỏ rất tốt cho trẻ nhỏ, người vừa ốm dậy và phụ nữ sau sinh

Với những người bị mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên sử dụng nước ép bí đỏ. Việc sử dụng nước bí đỏ giúp làm hạn chế tích tụ đường trong máu và những rối loạn khác nhau trong quá trình trao đổi chất. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng cùi bí đỏ tươi giã nát để đắp vào những vùng bị ezema, bỏng, nổi ban, mụn trứng cá và những nơi bị viêm nhiễm khác trên da.

Nhờ có thành phần muối khoáng dồi dào trong cùi, bí đỏ còn được sử dụng để làm mỹ phẩm. Nhiều chuyên gia sắc đẹp cho rằng, sử dụng cùi bí đỏ giã nát hoặc tẩm bông nước cốt bí đỏ thoa lên da mặt có tác dụng dưỡng da và làm tươi mới làn da bị nhờn.

Mặc dù có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả song các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến nghị người dân không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần.

Bởi lẽ, nếu ăn nhiều bí đỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng thừa vitamin A, chất này tích lại ở gan và dưới da dẫn đến tình trạng chóp mũi, lòng bàn tay, bàn chân có hiện tượng vàng da.

Những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa cũng cần hạn chế ăn bí đỏ bởi hàm lượng chất xơ trong bí đỏ khá cao, ăn nhiều quá có thể gây đầy bụng.

Mặt khác, người dân cần bảo quản bí đỏ trong tủ lạnh khi đã bổ quả bí ra. Chỉ nên ăn bí đỏ bảo quản từ 2 – 3 ngày để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của bí đỏ còn nguyên.

comment Bình luận

largeer