Kon Tum: Một doanh nghiệp sử dụng website thương mại điện tử không thực hiện thông báo theo quy định
Lực lượng chức năng đã phát hiện doanh nghiệp này đang sử dụng website thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến để giới thiệu, kinh doanh các mặt dược liệu, thực phẩm bổ sung… nhưng chưa thực hiện thông báo với Bộ Công Thương theo quy định.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ quy định về thương mại điện tử được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 của Chính phủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng có trách nhiệm thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến. Nếu không thực hiện việc thông báo theo quy định có thể phải chịu hình thức xử lý phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm hoặc từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 62 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Điểm d Khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ.
Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 1 đang lập biên bản VPHC đối với hành vi vi phạm của Công ty S.M
Đoàn Kiểm tra Đội QLTT số 1 đã tiến hành lập biên bản xác định hành vi vi phạm nêu trên và củng cố hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền xử phạt đơn vị vi phạm theo quy định với hình thức phạt tiền 30.000.000 đồng.
Việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên không gian mạng, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội đang được Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT chỉ đạo triển khai quyết liệt trong thời gian qua. Trong thời gian tới, Cục QLTT tỉnh Kon Tum tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành công tác rà soát, đấu tranh, xử lý vi phạm hành chính đối với các hoạt động sử dụng nền tảng số để kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…nhằm góp phần ổn định tình hình hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Gia Huy
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm