Kỷ lục u ám mới ở Mỹ: 100.000 người nhập viện, 2.760 người chết trong 24h vì COVID-19

Số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong các bệnh viện ở Mỹ hiện đã vượt qua mốc 100.000 người, gấp đôi số con số này vào tháng 3-2020 khi làn sóng đầu tiên của dịch bệnh bùng phát.
03/12/2020 16:28
Kỷ lục u ám mới ở Mỹ: 100.000 người nhập viện, 2.760 người chết trong 24h vì COVID-19 - Ảnh 1.

 

Nhiều người Mỹ vẫn đi biểu tình ở New York trong ngày 2-12, hòa lẫn trong đám đông và không đeo khẩu trang - Ảnh: REUTERS

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) tiếp tục cảnh báo mùa đông này có thể sẽ là thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử y tế công cộng ở Mỹ.

Theo thống kê của Dự án giám sát COVID-19, con số chính xác tính đến ngày 2-12 là 100.226 bệnh nhân nằm viện.

Hơn 2.700 người chết trong 24 giờ 

Ngoài số bệnh nhân COVID-19 nhập viện tăng, số người nhiễm mới cũng tăng. Cụ thể, Mỹ có thêm khoảng 1 triệu ca nhiễm mới mỗi tuần và số tử vong cũng tăng lên một cách đột biến. 

Riêng trong ngày 1-12, Mỹ lập kỷ lục buồn với 2.700 ca tử vong vì COVID-19.

Hiện đã có hơn 279.865 người tử vong do COVID-19 ở Mỹ, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Các bệnh viện ở một số nơi đã gần hết công suất, và nếu các bang không thể kiềm chế sự gia tăng của các ca bệnh mới, hệ thống y tế có thể sớm bị quá tải, giống như tình cảnh của New York vào mùa xuân vừa qua.

Philip Landrigan, giám đốc của chương trình sức khỏe cộng đồng toàn cầu tại Boston College, cho biết: "Những ai biết nghĩ đều cảm thấy lo lắng. Có rất nhiều bệnh viện đã hoạt động hết công suất.

Điều đó cho thấy thực tế là chúng ta đã kiểm soát đại dịch này rất kém. Nó đang lây lan rất nhanh, ở nhiều nơi, về cơ bản đang lan rộng ngoài tầm kiểm soát."

Tuy nhiên, theo báo New York Times, tình hình hiện nay khác với mùa xuân. Có nhiều người được xét nghiệm hơn so với đợt đầu của dịch bệnh và do đó hệ thống y tế ghi nhận nhiều ca nhiễm nhẹ hơn. Ngoài ra, những người nhiễm bệnh cũng không bị ốm nặng.

Khác với hồi đầu năm khi dịch chỉ tập trung chủ yếu ở New York và New England thì nay dịch lan tràn khắp nước Mỹ. Do đó tổng số người cần đến bệnh viện cũng tăng lên và các bệnh viện không thể huy động nhân viên y tế từ bang này qua bang khác vì ở đâu cũng bùng nổ dịch bệnh.

Nếu người Mỹ cứ vô tư, sẽ có gần nửa triệu người chết 

Trong vòng hai tuần nữa, thực tế sẽ kiểm chứng liệu lễ Tạ ơn (Thanksgiving) vừa qua có làm dịch bệnh tiếp tục tăng lên khiến các bệnh viện phải hoạt động hết công suất hay không. Khi đó bệnh nhân cũng không thể chuyển viện đi đâu vì chẳng nơi đâu còn đủ y bác sĩ để tiếp nhận họ.

Các bệnh viện tại Mỹ cũng xác nhận các nhân viên của mình đã căng mình làm việc hết sức căng thẳng và họ đơn giản là không có đủ y tá và bác sĩ để đáp ứng với sự gia tăng số bệnh nhân nhập viện trong vòng 2-3 tuần qua.

Giám đốc CDC Mỹ ngày 2-12 cảnh báo một mùa đông tàn khốc sẽ đến và tổng số người tử vong vì đại dịch COVID-19 có thể sẽ tiệm cận con số 450.000 vào cuối tháng 2-2021 nếu phần lớn người Mỹ cứ "vô tư đi".

"Các tháng 12-2020, tháng 1 và 2-2021 sẽ là những thời điểm khó khăn nhất", ông Robert Redfield, giám đốc CDC, cho biết và cá nhân ông nhận định ngành y tế cộng đồng ở Mỹ đang ở thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử.

Con số có thể không tệ như dự báo nếu người dân hợp tác, đeo khẩu trang và giảm bớt các hoạt động tập trung đông người. "Sự thật là các biện pháp hạn chế có hiệu quả. Vấn đề là sẽ không hiệu quả nếu chỉ 50% hay thậm chí chỉ 75% người dân tuân thủ", ông Redfield nói. 

Hơn 100 triệu người Mỹ sẽ được tiêm vắc xin trong 100 ngày tới

Moncef Slaoui, trưởng ban cố vấn của chiến dịch vắc xin thần tốc Operation Warp Speed, dự đoán 100 triệu người Mỹ sẽ được tiêm chủng vắc xin COVID-19 vào cuối tháng 2 năm sau.

Theo trang Business Insider, lộ trình tiêm vắc xin cụ thể như sau: 20 triệu người tiêm vắc xin vào tháng 12, tiếp theo 30 triệu người tiêm vào tháng 1 và 50 triệu người tiêm vào tháng 2.

Dự đoán của ông dựa trên nguồn cung cấp vắc xin dự kiến do hai công ty tiên phong về vắc xin. Tuy nhiên cả hai loại vắc xin này vẫn chưa nhận được sự đồng ý khẩn cấp từ các cơ quan chức năng Mỹ, nhưng cả hai công ty đều đã nộp đơn xin cấp phép khẩn cấp cho Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Theo Tuổi trẻ

comment Bình luận

largeer