Lá lốt có tác dụng gì?

Lá lốt là loại cây thân thảo đa niên (Piper lolot) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Lá lốt là loại nguyên liệu được dùng nhiều trong các món ăn, hơn nữa còn chứa thành phần alkaloid và tinh dầu được dùng để chữa bệnh.
02/05/2018 16:39

1. Giá trị dinh dưỡng của lá lốt

Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) là một loại cây thảo sống dai thường mọc nơi ẩm ướt ở trung du, miền núi có chiều cao 30 - 40cm, dạng cây thảo mọc bò, thân cành có phủ ít lông và phồng lên ở các mấu.

La lot co tac dung gi 3

Cây lá lốt là một loại cây thảo sống dai thường mọc nơi ẩm ướt 

Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, rộng, nhẵn, mép uốn lượn, đáy hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá chằng chịt hình mạng lưới, cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn độc ở kẽ lá. Quả mọng chứa một hạt. Cây ra hoa, có quả vào mùa thu, từ tháng 8 - 10. Rễ, thân làm vị thuốc, lá dùng như một loại rau ăn hoặc làm thuốc.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.

Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân); tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu...

Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung... sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng làm thuốc để chữa chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân; mụn nhọt, đau đầu, đau răng…

La lot co tac dung gi 4

Lá lốt có tác dụng gì? Lá lốt là loại cây thảo được dùng để làm thuốc chữa nhiều bệnh

Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô, mỗi người chỉ nên ăn từ 50 - 100g lá lốt mỗi ngày. Hiện nay, kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là "bệnh của nhà giàu" được một số người mắc bệnh gout truyền lại.

Trong thành phần dinh dưỡng của 100g lá lốt có chứa nước 86,5g; protein 4,3g; gluxit 5,4g; xơ 2,5g; tró,3g; canxi 260mg; phosphor 980mg; sắt 0,4mg; caroten 8,1mg; vitamin C 34mg đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe...

2. Tác dụng của lá lốt

  • Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh

Dùng 5 - 10g lá lốt phơi khô (15 - 30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

La lot co tac dung gi 2

Lá lốt có tác dụng chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh

  • Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

  • Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân

Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5 - 7 ngày.

Ngoài ra có thể lấy lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 - 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

  • Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

Lấy 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần, liên tục trong 5 - 7 ngày.

La lot co tac dung gi 5

Nhờ có chứa các thành phần hoá chất có lợi nên được dùng để chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

  • Chữa phù thũng do suy thận

Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3 - 5 ngày.

  • Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng

Lấy các nguyên liệu là lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Sau đó, lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương. Tiếp tục đem các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

  • Chữa đầu gối sưng đau

Dùng lá lốt và ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

La lot co tac dung gi 6

Dùng lá lốt và ngải cứu rửa sạch, giã nát để chữa đầu gối sưng đau

Ngoài ra, cũng có thể lấy lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

3. Những ai không nên ăn lá lốt?

  • Với những người đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón (biểu hiện lợi hàm sưng đỏ, lưỡi khô, môi nẻ, đi tiêu khó khăn, nóng bức trong người…) không nên dùng lá lốt.
  • Ở người bình thường, nên ăn lá lốt từ 50 - 100g lá lốt/người.
  • Lá lốt thuộc tính ẩm nên dùng với liều lượng vừa phải tốt cho sức khoẻ. Đối với người bị nhiệt, nóng người, táo bón thường có triệu chứng môi lưỡi khô, khát nước bất thường, lợi hàm sưng đỏ... không nên dùng.
La lot co tac dung gi

Lá lốt thuộc tính ẩm nên dùng với liều lượng vừa phải tốt cho sức khoẻ

  • Nếu ăn lá lốt sống trong nhiều ngày liên tiếp có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày, và đường ruột. Nhiều trường hợp ghi nhận cơ địa không thích ứng với các thành phần hoá học của cây lá lốt hoặc bị dị ứng ăn lá lốt gây ra ngộ độc thực phẩm.
  • Những người ăn lá lốt sống xảy ra phản ứng bất thường như nôn mửa, choáng váng. Nên chế biến lá lốt thành những món ăn được nấu chín.
  • Lá dứa có tác dụng gì?
  • Lá mơ lông có tác dụng gì?
  • Lá sung có tác dụng gì?
comment Bình luận

largeer