Lạm dụng nhóm thuốc giảm tiết acid dạ dày có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ

Theo các nhà khoa học tại Viện Karolinska ở Thụy Điển cảnh báo rằng việc sử dụng lâu dài các loại thuốc ức chế viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược hay tăng tiết acid dạ dày có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ.
06/10/2020 11:29

Các chất ức chế bơm proton ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, đóng vai trò quan trọng trong đối với bệnh Alzheimer. Theo tác giả cao cấp Taher Darreh-Shori, Khoa Thần kinh học, Viện Karolinska, không có cách điều trị hiệu quả cho căn bệnh này nên điều quan trọng là phải tránh các yếu tố rủi ro và đặc biệt lưu ý về vấn đề này để hạn chế việc sử dụng thuốc khi không cần thiết trong một thời gian dài.

lam-dung-thuoc-uc-che-bom-proton-de-gay-mat-tri-nho1590176202

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn ở những người sử dụng PPI, nhưng nguyên nhân của liên kết này vẫn chưa được biết đến.

Theo  các nhà khoa học, PPI tương tác với một enzyme gọi là choline acetyletransferase, chức năng của nó là tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Là một chất dẫn truyền thần kinh, acetylcholine là cần thiết để truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, nhưng điều này chỉ hoạt động nếu acetylcholine được sản xuất đủ. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ rằng tất cả các loại thuốc ức chế enzyme, sẽ dẫn đến giảm sản xuất acetylcholine, trong đó liên kết càng mạnh thì tác dụng ức chế càng mạnh. Thuốc có chứa các hoạt chất omeprazole, esomeprazole, tenatoprazole và rabeprazole có ái lực lớn nhất và do đó là chất ức chế mạnh nhất của enzyme, trong khi các biến thể pantoprazole và lansoprazole là yếu nhất.

Vì vậy, với những người đã được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ nên cân nhắc chỉ việc sử dụng thuốc sao cho đảm bảo an toàn và nên dùng đúng liều lượng tránh lạm dụng và sử dụng thuốc kéo dài để giảm thiểu rủi ro.

Theo SKĐS

comment Bình luận

largeer