Những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư dạ dày
Chế độ ăn uống
Dạ dày là một bộ phận của đường tiêu hóa, có vai trò chứa đựng, nghiền nhỏ thức ăn và tiến hành chuyển hóa thức ăn thành dạng dễ hấp thu nhờ các enzym tiêu hóa có trong dịch vị. Chính vì vậy chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đối với dạ dày. Ung thư dạ dày thường gặp ở những người có thói quen ăn mặn, thích ăn các đồ dưa chua cà muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp…
Một số thói quen ăn uống khác như ăn quá nhanh, bỏ bữa, ăn quá no… cũng là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày và gây ung thư dạ dày lúc nào không hay.

Sử dụng rượu bia, các chất kích thích
Rượu bia và các chất kích thích có ảnh hưởng rất xấu đối với dạ dày, nó khiến dạ dày bị tổn thương từ đơn giản như viêm loét, lâu dần có thể ung thư hóa. Chính vì vậy người nào có thói quen dùng rượu bia, chất kích thích thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với người bình thường.
Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
Trong những năm gần đây, vi khuẩn Hp dạ dày không còn là khái niệm xa lạ đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, việc phòng tránh nó cực kì khó khăn do thói quen sinh hoạt của người Việt Nam là ăn chung, uống chung nên rất dễ lây lan vi khuẩn Hp
Khi vi khuẩn HP tồn tại lâu trong dạ dày sẽ gây hại và lâu dần có thể gây ung thư dạ dày. Việc điều trị vi khuẩn HP không quá khó, nhưng việc phòng tránh tái nhiễm thì lại vô cùng khó khăn.
Yếu tố di truyền
Khi gia đình có người thân mắc ung thư dạ dày thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cũng tăng lên. Một phần do cùng gia đình sẽ chung chế độ ăn, sinh hoạt, một phần do ung thư dạ dày cũng có tính chất gia đình.
Chính vì vậy với những gia đình có người mắc ung thư dạ dày thì nên đi khám định kỳ và tầm soát để phát hiện ung thư dạ dày sớm.
Người có tiền sử mắc các bệnh dạ dày
Những người bị viêm loét dạ dày, polyp dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… nếu không được điều trị triệt để, bệnh kéo dài mãn tính sẽ có nguy cơ ung thư hóa rất cao. Không ít trường hợp viêm loét tái diễn, các vết loét ngày càng trầm trọng rồi tăng sản ác tính hóa ung thư.
Hút thuốc lá, thuốc lào
Hút thuốc lá thuốc lào dù là chủ động hay thụ động thì đều có thể gây ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do khói thuốc chứa rất nhiều chất độc hại gây phá hủy hệ tiêu hóa, đồng thời hút thuốc lá cũng kích thích tăng sản xuất cortisol gây viêm loét dạ dày, khiến niêm mạc của dạ dày trở nên suy yếu.
Các yếu tố khác
Còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể gây ung thư dạ dày mà không phải ai cũng biết. Theo thống kê, người nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao hơn những nhóm máu khác.
Những người sống trong môi trường ô nhiễm, hít khói bụi thường xuyên cũng khiến nguy cơ mắc ung thư dạ dày tăng cao. Những người bị thiếu máu ác tính cũng rất dễ bị ung thư dạ dày.
Bác sĩ Hồng Hạnh

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm