Làm sao để bánh trưng gửi cứu trợ vùng lũ không bị ôi thiu?

Phát huy tinh thần "tương thân tương ái", nhiều người dân đã tổ chức gói bánh chưng chuyển vào vùng lũ. Bánh chưng là món ăn giàu dinh dưỡng, tuy nhiên lại rất dễ bị ôi thiu.
22/10/2020 14:41

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, bánh chưng và xôi nóng nếu vận chuyển kịp là giải pháp tốt cung cấp đồ ăn ngay cho bà con vùng lũ. Bánh chưng giàu năng lượng, giàu đạm, giàu chất béo (có trong thịt, đậu xanh)… chỉ thiếu rau xanh, quả chín. 

Bánh chưng là món ăn cung cấp năng lượng rất lớn. Bánh chưng làm từ gạo nếp, 100 g gạo nếp có 344 kcal. Thông thường một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh. Một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50 g cung cấp khoảng 150 kcal, bằng một lưng bát cơm. 

goi banh trung

Người dân Nghệ An góp gạo, thịt xuyên đêm gói bá

banh trung

nh chưng để gửi cho đồng bào vùng lũ. Ảnh: Hoàng Lam.

Các nhà khoa học đã phân tích trong 100 g bánh chưng sẽ cung cấp năng lượng là 181 kcal; 4,3 g chất đạm; 4,2 g chất béo; 31,6 g chất bột đường; 0,6 g chất xơ; 26 g canxi; 0,94 g sắt; 1,4 g kẽm. Một miếng bánh chưng cỡ vừa có trọng lượng khoảng 114 g.

Tuy nhiên, bánh chưng cũng là một loại thực phẩm rất dễ bị ôi thiu nếu không được bảo quản, vận chuyển an toàn. PGS Lâm khuyến cáo khi bánh đã bị mốc, người dân thì tuyệt đối không tiếc của ăn cố. Bởi tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ aflatoxin từ thực phẩm. 

Hiện có công nghệ để nguội, đóng gói, hút chân không mà vận chuyển nhanh, đảm bảo thì bánh chưng có thể để được hơn chục ngày, PGS Lâm cho biết.

 

Theo một hộ chuyên gói bánh chưng tại Hà Nội, để bánh được an toàn đến tay người dân nơi vùng lũ thì sau khi luộc xong, vớt bánh chưng ra cần rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo; sau đó xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. 

Sau khi hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được làm nguội trước khi ép chân không hoặc vận chuyển đi. Trước khi gửi đi cho đồng bào, mọi người phải để bánh nguội mới đóng sọt nhựa, sọt tre thoáng khí gửi đi. Không để bánh trong các thùng kín, mà chỉ được để trong những túi, thùng có lỗ thoáng khí tránh làm bánh bí hơi dễ dẫn đến ôi thiu.

Nếu thời tiết có nhiệt độ phù hợp (dưới 20 độ) thì bánh có thể bảo quản ở nhiệt độ thường khoảng 2 tuần. Nhưng khi thời tiết nóng thì bánh sẽ rất nhanh bị chua, thiu và mốc. 

Theo Cục An toàn thực phẩm, để bảo quản bánh tốt cần lưu ý:

- Lá dùng để gói bánh cần phải được rửa kỹ và để ráo nước. Bình thường mọi người không quen gói bằng lá dong đã được luộc, tuy nhiên, đó là cách giúp bánh có thể để được lâu hơn.

- Sau khi bánh chưng đã được nấu chín, bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch. Như vậy, những nước nhớt khi luộc bánh sẽ không bị bám trên bánh, giữ cho bánh tránh được bị ôi thiu nhanh, nhất là khi thời tiết nắng nóng.

- Ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Bạn có thể dùng mâm hoặc vải nilon phủ lên trên, sau đó đặt vật nặng đề lên trên. Cần để vật nặng đè đều lên tất cả số bánh vừa luộc.

- Treo bánh nơi mát và thoáng gió sẽ giúp bánh được khô se phần mặt, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giữ được lâu.

Theo Dân trí

comment Bình luận

largeer