Loạn giá các mặt hàng liên quan đến COVID-19
Khan hiếm và loạn giá các mặt hàng liên quan đến COVID-19
Gia đình chị Y (Nam Từ Liêm, Hà Nội) khi thấy mình là F1 đã đặt mua kit test nhanh COVID-19 từ ngày 23/2 nhưng do hàng khan hiếm và được báo đến ngày 27/2 mới có hàng. Gia đình chị H (Cầu Giấy, Hà Nội) trong tình trạng cả nhà là F0 cũng "lùng xục" để mua những đồ thiết yếu như thuốc điều trị COVID-19, kit test nhanh COVID-19...

Những mặt hàng này hiện đang được bán trên các trang điện tử như shopee, các trang mạng xã hội, Facebook với nhiều giá thành, chủng loại khác nhau. Lại nhớ ngày mới bùng dịch COVID-19 tại Việt Nam thời điểm đầu năm 2020, đã có những giai đoạn người dân phải đi 10 cửa hiệu thuốc để mua 1 hộp khẩu trang với giá 200.000 đồng. Vậy, tình trạng này đang tiếp tục được diễn ra và chịu khổ nhất là người dân.

Như theo tìm hiểu của PV, các loại kit test nhanh COVID-19 có giá từ 65 nghìn đồng/kit test - 80 nghìn đồng/kit test; máy đo SpO2 có giá từ 120 nghìn đồng - 400 nghìn đồng/cái; máy phun khử khuẩn từ 150 nghìn - 250 nghìn/cái;... đa số các mặt hàng đều tăng giá.

Mỗi một người bán giá khác nhau, mỗi một lời chào mời khác nhau khiến người tiêu dùng không biết lựa chọn các sản phẩm, giá thành như thế nào cho phù hợp, chất lượng. Rất nhiều chị em nội trợ hay dân văn phòng "than trời" vì đi làm lương không đủ mua kit test nhanh COVID-19 vì mỗi ngày "va" phải F0 thường xuyên.
Chanh, gừng, sả... được đẩy giá
Không chỉ các mặt hàng thiết bị y tế, thuốc điều trị COVID-19,... khan hiếm mà cả chanh, gừng, sả,... dùng để xông trong thời gian này cũng tăng giá chóng mặt, nhiều giá thành khác nhau và đang được đẩy giá khiến người tiêu dùng mỗi ngày mua một giá.

Sả có giá từ 15 - 25 nghìn đồng/kg, gừng có giá từ 25 - 40 nghìn đồng/kg, chanh có giá từ 20 nghìn đồng - 30 nghìn đồng/kg... Tình trạng khan hiếm của các mặt hàng này cũng không kém gì các thiết bị y tê kể trên.

Không chỉ chanh, sả, gừng,... là các sản phẩm người tiêu dùng săn lùng mà cả những máy xông mini, máy xông mặt, bếp xông cũng được ưu tiên hàng đầu lúc này.

Máy xông mini có giá từ 50 nghìn đồng/cái, máy xông mặt có giá từ 180 nghìn đồng/cái, bếp xông có giá từ 80 nghìn đồng/cái...

Nhưng theo khuyến cáo loại máy xông mini xông lạnh, không thích hợp để xông phòng, chống COVID-19, người tiêu dùng cần cẩn trọng trước khi sử dụng các loại máy xông này.
Đến các mặt hàng như thuốc điều trị COVID-19, xuyên tâm liên, viên xông...
Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã chính thức công bố giá bán thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 vừa được Bộ Y tế cấp phép. Thuốc Molnupiravir (400 mg) dạng viên nang cứng do Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam sản xuất có giá là 11.500 đồng/viên. Dạng hộp có 1, 2, 5 vỉ x 10 viên/vỉ. Giá của thuốc Molnupiravir (200 mg) dạng viên nang của Công ty Cổ phần hóa - dược phẩm Mekophar có giá 8.675 đồng/viên. Dạng hộp 10 vỉ x 10 viên. Đơn vị thứ 3 được Cục Quản lý Dược Bộ Y tế công bố giá bán là Công ty TNHH liên doanh Stellapharm chi nhánh 1 có giá 12.500 đồng/viên (dạng viên nang cứng), mỗi hộp 1 vỉ hoặc 2 vỉ x 10 viên. Hiện tại mới chỉ có nhà thuốc Long Châu được cấp phép bán mặt hàng thuốc điều trị COVID-19 này.

Nhưng theo tìm hiểu của PV, các loại thuốc điều trị COVID-19 đã được bày bán tràn lan tại các hiệu thuốc, mạng xã hội, Facebook,... mà chưa có sự kiểm chứng của cơ quan chức năng. Các mặt hàng như viên xông được đồn thổi công dụng "thần kỳ" như sát khuẩn mũi họng, cảm cúm, tiện dụng,... với giá thành từ 15 nghìn đồng - 30 nghìn đồng/vỉ; Viên uống xuyên tâm liên do nhiều hãng dược sản xuất có giá thành từ 65 nghìn đồng - 90 nghìn đồng/hộp; Xịt họng xuyên tâm liên có giá thành từ 80 nghìn đồng - 120 nghìn đồng/lọ;...

Hiện tại các mặt hàng trên đều được nhiều người tiêu dùng tìm mua, khiến tình trạng khan hiếm hàng và giá thành được đẩy cao khi chưa có giá niêm yết cụ thể của các sản phẩm này. Liệu với tình trạng số ca mắc COVID-19 tăng dần theo ngày thì người dân phải chịu "khổ" đến khi nào?

Mặt hàng nào liên quan đến COVID-19 cũng trong tình trạng "cháy hàng" ở hầu hết các hiệu thuốc, trang mạng xã hội,... Điều trước mắt, người dân cần hết sức bình tĩnh trước các thông tin không chính thống để tránh tình trạng đẩy giá cao, người cần không có, người có lại thừa không dùng đến. Người bị nhẹ không triệu chứng cũng tìm mua bằng được.
Lời kết
Khuyến cáo của các chuyên gia người dân cần thận trọng trước những sản phẩm được đồn thổi về công dụng cũng như hiệu quả của chúng. Không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ mà nên mua ở nơi địa chỉ uy tín, chất lượng.
Nguyễn Trang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm