Lợi ích, duy trì nguồn và cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh, đây là dinh dưỡng cần thiết và đảm bảo nhất dành cho trẻ trong những tháng đầu đời.
22/12/2023 14:47

1. Sữa mẹ sinh ra như thế nào?

- Vú được cấu tạo từ các mô tuyến, các dây chằng và cơ nâng đỡ. Vú có nhiệm vụ sản xuất, tổng hợp và vận chuyển sữa tới núm vú.

Empty

- Lượng mô vú khác nhau giữa các phụ nữ khác nhau. Kích thước vú không liên quan đến khả năng sản xuất sữa.

- Khoảng nửa sau thai kỳ, sữa non bắt đầu tiết cho đến 36-96 giờ sau sinh, có màu vàng số lượng đủ cho trẻ sơ sinh. Hàm lượng chất dinh dưỡng và miễn dịch ở sữa non cao là thức ăn hoàn hảo cho trẻ sơ sinh.

- Sữa non chuyển dần thành sữa chuyển tiếp sau 36-96 giờ sau sinh, trở thành sữa trưởng thành sau 9-30 ngày sau sinh.

2. Lợi ích của sữa mẹ

Sữa mẹ có nhiều các vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrates, các chất béo. Cứ 100ml sữa mẹ có thể cung cấp 60-75 kcal. Bên cạnh đó sữa mẹ có các chất miễn dịch tốt cho bé: tế bào bạch cầu, IgA, IgM, yếu tố tăng trưởng và các chất chống vi khuẩn khác.

Lợi ích của sữa mẹ: nuôi con bằng sữa mẹ có lợi cho cả em bé và mẹ

- Bú sữa mẹ làm tăng tình cảm mẹ con hơn: việc ôm ấp con, cho con bú, sự tiếp xúc da kề da khi bú, ánh nhìn giúp cho trẻ phát triển hơn tình cảm mẹ con.

- Trẻ được ăn sữa mẹ ít nguy cơ bệnh tật hơn: giảm nguy cơ béo phì, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường huyết,…

- Trẻ ít nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn: nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm khuẩn đường ruột.

- Sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn: sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất béo, đạm, vi chất, DHA giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn.

- Sử dụng sữa mẹ là phương pháp tiết kiệm nhất.

- Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho bà mẹ hồi phục sau sinh nhanh hơn: co hồi tử cung nhanh hơn, giảm lượng sản dịch, giảm lượng máu mất sau sinh, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu sản, cân bằng nội tiết sau sinh nhanh hơn,…

- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm tỷ lệ ung thư vú, ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

3. Các nguy cơ khi sử dụng sữa mẹ không đúng cách

- Trẻ có thể mắc một số bệnh lây truyền qua đường sữa, vì vậy các bà mẹ không nên cho trẻ ăn sữa mẹ không rõ nguồn gốc, không chắc chắn người cho sữa có mắc bệnh gì không.

- Nhiễm khuẩn: sữa mẹ sau vắt nếu bảo quản và sử dụng không đúng cách rất dễ bị nhiễm khuẩn, nếu trẻ ăn phải sữa nhiễm khuẩn nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa rất cao, vì vậy khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú trực tiếp hơn là vắt sữa.

4. Cách duy trì nguồn sữa mẹ

- Bắt đầu cho trẻ bú sớm giúp kích thích tạo sữa.

- Luôn đảm bảo đặt trẻ vào bú mẹ và ngậm bắt vú đúng.

- Hỗ trợ phản xạ oxytocin hoạt động tốt.

- Đảm bảo tần suất và thời gian cho con bú.

- Vắt sữa theo cữ và vắt kiệt sữa sau cữ bú cũng giúp tăng tiết sữa.

- Bà mẹ có chế độ nghỉ ngơi và lao động vừa phải, hợp lý.

- Chế độ dinh dưỡng: bà mẹ có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ, ăn thêm rau củ quả, uống đủ nước, kiêng bia rượu và những chất gây mùi cho sữa.

- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

- Không dùng thuốc tránh thai chứa Estrogen vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa.

5. Cách bảo quản sữa mẹ

Empty

6. Cách sử dụng sữa mẹ sau khi để tủ lạnh

Cách 1: Để sữa ngoài nhiệt độ phòng từ 30- 45 phút.

Cách 2: Ngâm nước ấm 37ºC trong trường hợp cần dùng ngay.

***Chú ý:

- Không đun nóng sữa, không hâm trong lò vi sóng.

- Sữa phải được để tủ lạnh riêng, không để chung cùng thức ăn.

- Sữa trẻ đã uống còn thừa không để lại.

Mạnh Hà

comment Bình luận

largeer