Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng

Nhiều mẹ trẻ sau một thời gian chăm con sẽ thắc mắc với một số biểu hiện khó chăm như: sốt, biếng ăn, bỏ bú,... Mà nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này là những đốm trắng xuất hiện trên lưỡi trẻ. Vậy lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng là hiện tượng gì?
13/10/2018 11:49

Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng do đâu?

Hiện tượng lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng hay còn gọi là hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ em. Hiện tượng này xảy ra dù cho trẻ được bú bình hay bú mẹ. Nhiễm khuẫn ở trẻ có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường gặp đối với hiện tượng này của trẻ là:

Do nấm: sinh sống và cư trú trong đường ruột gây ra các đốm trắng với cặn sữa trên bề mặt lưỡi. Trẻ có thể bị đau rát, dẫn tới kém ăn.

Do virus: gây ra những vết loét dưới lưỡi của trẻ, trẻ có thể bị bong tróc lớp màu trắng này, thâm chí có thể bị sốt do những gì virut kí sinh này mang lại.

Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng. Nguyên nhân của lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có thể là do viêm nhiễm từ đường âm đạo của mẹ.

Trẻ bị uống quá nhiều thuốc kháng sinh: Nguyên nhân khiến kháng sinh lại là lí do khiến trẻ bị tưa lưỡi là thời gian đầu kháng sinh tiêu diệt bớt lợi khuẩn khiến vi khuẩn phát triển trong khoang miệng bé.

Cách trị lưỡi trẻ em xuất hiện đốm trắng

Cách trị lưỡi trẻ em xuất hiện đốm trắng phổ biến là rơ lưỡi. Bởi vì, lớp tưa lưỡi màu trắng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, một số chỉ gặp phải tình trạng miệng có mùi hôi, ợ có mùi chua thậm chí ở một số trẻ có tình trạng biếng ăn. Đây là điều mà nhiều bậc cha mẹ lo sợ.

Chính vì thế, việc rơ lưỡi cho trẻ khiến cho lớp tưa lưỡi này không còn đóng trên lưỡi bé gây nên nhiều tình trạng như ợ chua, biếng ăn. Hay nói cách khác rơ lưỡi thường xuyên cho bé giúp bé phòng chống được nhiều bệnh, có những bữa ăn ngon hơn và các mẹ không cần lo lắng về sự biếng ăn của trẻ. Đơn giản hơn, rơ lưỡi giúp giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé.

Khi trẻ bị tưa lưỡi, mẹ không nên quá lo lắng. Càng đặc biệt hơn là không tìm cách tẩy sạch những đốm trắng có trên lưỡi. Như vậy sẽ khiến bé bị nhiễm trùng và chảy máu. Thay vào đó, mẹ nên nhẹ nhàng dùng gạc rơ lưỡi thấm nước muối sinh lý Natri Bicarbonat thoa lên vùng lưỡi bị nấm. Tiếp theo dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý loại 0,9% để làm sạch lần nữa.

Hoặc thêm một cách điều trị nữa, mẹ có thể dùng thuốc nystatin, pha loãng thay cho nước muối sinh lý vì nó có tác dụng rất tốt trong việc tiêu trừ nấm. Thuốc này không vào cơ thể qua đường máu vì thế rất an toàn cho trẻ nhỏ dùng trong 7 ngày điều trị liên tiếp.

Thời gian điều trị bệnh lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng

Đối với trẻ em trong giai đoạn từ 0 đến 4 tháng tuối, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lí.Cụ thể, mẹ cần chuẩn bị miếng gạc tiệt trùng, nước muối sinh lí, chén nhỏ. Sau đó, luồng miếng gạc để rơ lưỡi và ngón tay trỏ của mẹ chấm vào bát nước muối sinh lý. Một tay mẹ bế bé tựa vào lòng chắc chắn và cẩn thận, tay có ngón tay đeo miếng gạc đặt vào miệng trẻ. Rơ miệng cho trẻ từ 2 bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi, nếu thấy bẩn mẹ làm sạch miếng gạc với nước muối sinh lí.

Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng. Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lí khi thấy lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng

Trong khi đó đối với trẻ trong giai đoạn từ 5 – 1 tuổi, mẹ có thể thay thế nước muối sinh lí bằng các bài thuốc dân gian như: rau ngót, cỏ mực (những không nên dùng mật ong). Cách rơ lưỡi trẻ em bằng rau ngót hay cỏ mực cũng như rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lí. Chỉ khác nếu chuẩn bị cỏ mực hay rau ngót thì cần giã dập, pha với nước muối rồi mới tiến hành rơ lưỡi cho trẻ.

comment Bình luận

largeer