Cách ăn dứa không bị rát lưỡi

Cách ăn dứa không bị rát lưỡi. Nhiều người cho rằng ăn dứa có cảm giác ngứa, rát lưỡi gây nguy hại cho sức khoẻ. Thực tế, điều này không gây nguy hại đáng kể cho cơ thể nếu không ăn nhiều.
06/03/2018 14:24

Tại sao ăn dứa bị rát lưỡi?

Dứa là loại quả có nguồn gốc từ Nam Mỹ và nhanh chóng trở thành một loại trái cây được giới quý tộc ưa chuộng.

Cach an dua khong bi rat luoi 2

Cách ăn dứa không bị rát lưỡi. Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể

Thông thường, người ăn dứa thường có cảm giác ngứa, rát lưỡi. Điều này khiến nhiều người khó chịu, đặc biệt khi ăn nhiều.

Ăn dứa bị rát lưỡi là do trong dứa có chứa chất bromelain - hỗn hợp của các enzym tiêu hoá. Bromelain có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm nhiễm và rất có lợi cho sức khỏe nhưng khi chất này tiếp xúc với lớp da nhạy cảm trong và xung quanh miệng, nó sẽ phân hủy các protein gây ra cảm giác đau rát.

Cach an dua khong bi rat luoi 5

Ăn dứa bị rát lưỡi do trong dứa chứa hỗn hợp enzym tiêu hoá là bromelain

Việc ăn dứa gây cảm giác ngứa, rát lưỡi không gây nguy hại đáng kể gì cho cơ thể nếu không ăn quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bị chứng viêm loét dạ dày thì không nên ăn.

Cách ăn dứa không bị rát lưỡi

Dứa là loại quả giàu vitamin, khoáng chất và nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người mẫn cảm, người già, trẻ nhỏ... nếu ăn dứa không đúng cách hay ăn dứa quá nhiều có thể dẫn đến dị ứng với các biểu hiện như sưng lưỡi, rát lưỡi, gây tiêu chảy, buồn nôn, khó thở...

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng trên là do một loại vi nấm có độc tính cao thường mọc trên mặt đất ẩm vào mùa dứa chín có điều kiện xâm nhập vào trong dứa, gây độc cho người ăn. Hơn nữa, men phân giải proteon làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể nhạy cảm...

Cach an dua khong bi rat luoi 4

Cách ăn dứa không bị rát lưỡi. Những người nhạy cảm ăn dứa có thể gặp các triệu chứng dị ứng

Để giảm rát lưỡi, có thể ngậm mật ong nhiều lần trong ngày, mật ong là kháng sinh tự nhiên có thể chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nên ăn mềm, nếu thấy lưỡi đau rát thì nên ăn cháo hoặc ăn phở, tránh để thức ăn cứng tác động vào niêm mạc lưỡi gây đau. Hơn nữa, cần bổ sung một số loại sinh tố như vitamin nhớm B, vitamin PP hoặc uống vitamin 3B mỗi ngày từ 2 - 4 viên; vitamin PP viên 10mg, mỗi ngày uống 2 viên và chia làm hai lần trong ngày.

Ăn dứa đúng cách

Ăn trực tiếp (ăn sống)

Sau khi gọt vỏ dứa, cắt thành từng miếng nhỏ mang ngâm nước muối nhạt khoảng 10 phút. Khi ngâm nước muối, men phân giải protein sẽ bị ức chế làm mất cảm giác rát lưỡi. Nước muối giúp giảm niêm mạc miệng và lưỡi khiến cho dứa thơm, ngọt hơn.

Cach an dua khong bi rat luoi 3

Cách ăn dứa không bị rát lưỡi bằng ngâm dứa đã gọt vào nước muối trước

Xào, nấu

Gọt vỏ, bỏ mắt dứa rồi rửa sạch, có thể tráng qua bằng nước muối nhạt). Khi xào, nấu dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn. Cách này áp dụng cho trẻ nhỏ, người già, những người mẫn cảm, hay bị dị ứng thực phẩm…

Phương pháp điều trị khi bị dị ứng do ăn dứa

Gây nôn (bằng cách ngoáy họng).

Uống siro ipeca: Người lớn từ 15 - 30 ml; Trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.

Uống than hoạt: 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần; Uống nhắc lại sau 2 giờ (100g) ở người lớn (25-30g) ở trẻ em.

Nếu bị khó thở, suy hô hấp… cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.

Một số lưu ý khi ăn dứa

Nên chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả.

Tránh ăn dứa dập nát.

Khi gọt dứa cần loại bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.

Cach an dua khong bi rat luoi

Cách ăn dứa không bị rát lưỡi. Khi gọt dứa cần cắt mắt dứa sâu

Rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn.

Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…

 

comment Bình luận

largeer