Mang thai 43 tuần là mấy tháng? Những nguy hiểm quá ngày dự sinh mẹ bầu cần biết

Ngày dự sinh được xác định dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ để dự đoán em bé sẽ chào đời.
16/11/2020 11:08

Khi kết thúc tuần thai thứ 40, bước sang tuần thứ 41 là thời điểm thích hợp để thai nhi chào đời, vì đồng thời đây cũng là thời điểm thai bắt đầu già đi, các chức năng cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi bắt đầu suy yếu. 

Trung bình thai kỳ là 280 ngày (9 tháng, 10 ngày). Nếu hết tuần 42 mà không sinh thì gọi là già tháng.

Trường hợp sản phụ mang thai 43 tuần là gần 10 tháng, 3 ngày chưa có dấu hiệu sinh thì sẽ có nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi.

Tỷ lệ tử vong tăng dần theo thời gian có thai quá với thời gian bình thường: cao gấp hai lần bình thường khi thai trên 43 tuần; gấp ba lần khi thai trên 44 tuần. Thai từ tuần 42 tuần đến tuần 45 nguy cơ chết trong tử cung là trên 80%, trên 45 tuần là 100%.

Thầy thuốc ưu tú, TS Lê Hoài Chương, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Phụ sản TƯ) cho biết: Thai phụ đến ngày dự sinh mà không có dấu hiệu sinh, thường xảy ra do người phụ nữ không nhớ ngày kinh của mình. Theo kinh nghiệm của bác sĩ, chuyện nhớ nhầm ngày là rất phổ biến, thường nhầm tới cả tháng (tức là hơn 4 tuần thai). Khi đó, thai đang 38 tuần sản phụ nhớ thành 42 tuần, từ 42 - 46 tuần… nên nghĩ mình “chửa trâu”.

20200409_chung-ta-co-the-tinh-trong-luong-em-be-dua-vao-chu-vi-vong-bung-cua-nguoi-me-

Cũng có những trường hợp không nhớ nhầm ngày kinh, nhưng lại tính sai ngày thụ thai. Trường hợp này thường gặp ở những người phụ nữ có vòng kinh dài, 2 - 3 tháng mời thấy kinh một lần. Thậm chí những người có rối loạn phóng noãn, buồng trứng đa nang một năm chỉ hành kinh 1 - 2 lần nên việc tự tính thời điểm mang thai rất khó, dễ tính nhầm cả 1 - 2 tháng.

Vậy thời điểm phóng noãn (để thụ thai) là thời điểm nào trong những trường hợp này? Là thời điểm cách ngày hành kinh dự kiến (tháng sắp tới) 14 ngày. Giá trị chẩn đoán tuổi thai chính xác nhất là người phụ nữ có vòng kinh đều 28 - 30 ngày. Khi đó, thường ngày 14 giữa kỳ kinh là ngày thụ thai. Còn những người mà tới 10 - 12 tháng mà vẫn sinh con bình thường, chắc chắn là tính nhầm ngày thụ thai.

Những nguy cơ sức khỏe khi quá ngày dự sinh

- Nguy cơ đối với thai nhi: Ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim thai nhi, tổn thương hệ thần kinh, gây thiểu năng hệ thần kinh vận động, nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, sốt cao, nhiễm trùng, em bé chào đời bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo, sức đề kháng kém, thậm chí là tử vong…

- Nguy cơ đối mẹ bầu: thai nhi càng tiếp tục phát triển lớn thêm khiến bà bầu khó sinh do con to, từ đó bắt buộc phải mổ lấy thai; nước ối cạn dần khiến mẹ dễ bị cơn gò tử cung chèn ép dây rốn; sau sinh phải nằm viện nhiều ngày và dễ để lại nhiều biến chứng.Ngoài ra, nếu mẹ không để ý đến thời gian chào đời của con mà cứ để mọi chuyện diễn ra tự nhiên thì thai nhi sẽ bị tử vong trong quá trình chuyển dạ. Nguyên nhân là do dây rốn bị chèn ép mỗi khi xuất hiện cơn gò tử cung dẫn đến suy thai.

20190906_121652_205299_su-hinh-thanh-va-ph.max-1800x1800

Biểu hiện của thai nhi 43 tuần tuổi

Khi bước sang tuần thứ 43 của thai kỳ, chị em sẽ rất mệt mỏi bởi cơ thể phải chịu áp lực lớn từ sức nặng của thai nhi. Bên cạnh đó, cơ thể chị em còn có những biểu hiện khác. Cụ thể như:

  • Nhịp tim tăng, tim đập nhanh
  • Đi tiểu thường xuyên, khó ngủ và ngủ không sâu giấc
  • Đau vùng hậu môn, đau lưng và phù nề vì cơ thể tích nước nhiều

Song song, bé cưng trong bụng cũng khó chịu không kém. Không gian trong bụng không còn đủ chỗ để bé cử động cũng như di chuyển. Thai mái ít hơn, thậm chí mẹ phải kích thích thai mới mái.

Thai nhi 43 tuần tuổi thường có trọng lượng cơ thể lớn, nếu sinh thường thì có thể khiến bé bị gãy xương đòn, liệt cánh tay thậm chí là tử vong. Bên cạnh đó, nước ối ít khiến chèn ép tim thai.

Thêm nữa, nước ối ít làm phân su đặc lại, nếu không may bé hít phải phân su sẽ làm hô hấp tắt nghẽn.

Mộc Trà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer