Mẹ bầu cần cẩn trọng với tình trạng tụt huyết áp khi mang thai

Đôi khi tình trạng chóng mặt, buôn nôn trong thai kỳ không phải là triệu chứng của thai nghén mà có thể là đấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị tụt huyết áp. Vì thế, mẹ bầu nên cẩn trọng phân biệt để có hướng điều trị kịp thời.
12/03/2021 11:35

Tụt huyết áp là gì?

Tụt huyết áp hay huyết áp thấp được xác định khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu dưới 60 mmHg. Huyết áp thường được đo tại đoạn dưới cánh tay trên khuỷu, đo ở cả tay trái và tay phải. Một số người phụ nữ có huyết áp sinh lý ở mức khá thấp nhưng không hề cảm thấy mệt mỏi hay có bất kỳ dấu hiệu nào trên lâm sàng. Tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng huyết áp thấp xảy ra trong thai kỳ. Bất thường này thường được phát hiện một cách tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ khi khám thai hoặc khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng gợi ý.

Nguyên nhân mẹ bầu bị tụt huyết áp khi mang thai

download (3)

Quá trình mang thai kéo theo nhiều thay đổi khi cơ thể phụ nữ phải thích nghi với quá trình nuôi dưỡng em bé. Đây là lý do vì sao mẹ bầu luôn cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ mà bác sĩ đã đề ra nhằm kiểm tra huyết áp cùng những yếu tố sức khỏe khác. Chỉ số huyết áp thay đổi tùy thuộc vào mức năng lượng, lối sống và mức độ căng thẳng của mẹ bầu. Ngoài ra, chỉ số này cũng có thể tăng hoặc giảm tùy theo thời điểm trong ngày.

Theo các chuyên gia, huyết áp của mẹ bầu sẽ khá thấp trong 24 tuần đầu của thai kỳ. Điều này có thể đến từ việc các mạch máu đang mở rộng để cho máu chảy đến tử cung. Các nguyên nhân tạm thời khác bao gồm đứng lên quá nhanh hoặc tắm bồn nước nóng quá lâu.

Một số yếu tố cũng có thể góp phần khiến chỉ số huyết áp giảm thậm chí thấp hơn bình thường gồm: dị ứng, bệnh tim, mất nước, thiêu máu, nhiễm trùng, xuất huyết nội, rối loạn nội tiết, sử dụng một số loại thuốc trong quá trình mang thai,…

Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai

Mặc dù bản thân việc tụt huyết áp thường không quá nguy hiểm, nhưng các triệu chứng có thể gây phiền toái hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống của mẹ bầu, đặc biệt là nếu bạn chưa từng trải qua những tình trạng này trước đây. Dấu hiệu bà bầu bị tụt huyết áp bao gồm:

  • Thở dốc
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Trầm cảm
  • Chóng mặt
  • Dễ nhầm lẫn
  • Nước da tái nhợt
  • Choáng váng, thậm chí ngất xỉu khi đứng dậy
  • Thường khát nước, ngay cả khi vừa uống trước đó
  • Gặp vấn đề về thị lực, chẳng hạn như mờ mắt hoặc tầm nhìn đôi (song thị)
  • Cơn mệt mỏi khi mang thai trở nên trầm trọng hơn trong ngày.

Mẹ bầu bị tụt huyết áp khi mang thai nên xử lý như thế nào?

20190429_170523_642165_530bb93a8d2cd43e65a.max-1800x1800

Nếu huyết áp thấp do sự thay đổi sinh lý trong những tháng đầu tháng kỳ thì không có biện pháp điều trị cụ thể. Giá trị huyết áp thường sẽ trở lại trong giới hạn bình thường trong quý 3 thai kỳ. Tuy nhiên, nếu huyết áp ở mức giá trị quá thấp, người bệnh cần được điều trị cấp cứu. Khi bước qua giai đoạn nguy hiểm, các nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp khi mang thai cần được tìm kiếm và giải quyết một cách triệt để. Khi nghi ngờ tụt huyết áp khi mang thai xảy ra do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng sử dụng hoặc thay thế bằng thuốc khác.

Mẹ bầu bị tụt huyết áp khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ gì?

Một trong những rủi ro chính đối với bà bầu bị tụt huyết áp là té ngã do choáng váng, do ngất nếu đứng dậy quá nhanh sau khi ngồi hoặc nằm. Tình trạng ngất xỉu khi mang thai thường xuyên có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ lẫn con bởi bạn sẽ vô tình tự làm mình bị thương.

Tình trạng huyết áp thấp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc hoặc tổn thương nội tạng. Điều này khiến việc vận chuyển máu đến thai nhi trở nên thiếu hụt, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng cho quá trình phát triển, chào đời của em bé, chẳng hạn như làm cho thai chết lưu, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Những biện pháp giúp mẹ bầu dự phòng tụt huyết áp khi mang thai

Tụt huyết áp khi mang thai có thể được dự phòng bằng nhiều biện pháp như:

  • Không thay đổi tư thế đột ngột: Giá trị của huyết áp có thể tụt giảm nhanh chóng nếu thai phụ thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng. Vì vậy, mọi hành động đều cần thực hiện chậm rãi và nhẹ nhàng. Buổi sáng sau khi thức dậy, nên tập ngồi dậy từ từ, tránh ngồi bật dậy đột ngột. Nếu cảm thấy mệt mỏi và sắp ngất, thai phụ nên tìm kiếm chỗ để ngồi nghỉ ngơi nhẹ nhàng và thở sâu đều đặn.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Thiết lập chế độ ăn với nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp phòng ngừa được tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và đa dạng hóa các loại thực phẩm là việc làm cần thiết. Theo đó, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng muối nên tiêu thụ mỗi ngày trong thời kỳ mang thai.
  • Uống đủ nước: Phụ nữ khi mang thai cần uống đủ nước, bổ sung thêm các loại nước trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Tránh các loại thức uống gây buồn nôn, có thể thay thế bằng trà gừng hoặc các loại trà thảo mộc để tạo cảm giác thoải mái dễ chịu.

Tụt huyết áp khi mang thai có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm. Do đó bà bầu cần được phát hiện sớm để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Thanh Hà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer