Mẹ phải làm gì khi trẻ bị cảm nắng

Sức đề kháng trẻ nhỏ còn yếu, nhất là vào mùa hè nắng nóng trẻ hay bị cảm nắng. Điều này khiến cho trẻ có biểu hiện sốt, mệt mỏi, khó chịu... thậm chí dẫn đến co giật.
18/05/2018 10:13

1. Những biểu hiện của trẻ khi bị cảm nắng

Da của trẻ có biểu hiện như: ửng đỏ, nóng ran, có biểu hiện sốt cao > 40 độ C, nhưng lại không chảy mồ hôi

Trẻ còn có hiện tượng như: Co giật, động kinh và sốc.

Mặt mũi của trẻ còn xám, nhợt nhạt, và có thể kèm theo tình trạng da bị lạnh toát. Bố mẹ chỉ cần nhìn quan sát kỹ là có thể phát hiện được da của trẻ biến đổi.

Những trẻ từ 1 tuổi trở lên có biểu hiện trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, có khi mệt lả, và dẫn tới trẻ bị ngất lịm đi.

2. Mẹ làm gì khi trẻ bị cảm nắng

Khi trẻ có dấu hiệu bị cảm nắng, đầu tiên bố mẹ phải làm là: giảm nhiệt độ cho trẻ, cho trẻ vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo. Cho trẻ uống nước mát có thể cho trẻ uống trà loãng, nước có pha muối hoặc đường.

me phai lam gi khi tre bi cam nang

Mẹ phải làm gì khi trẻ bị cảm nắng. Việc đầu tiên cần làm là giảm nhiệt độ cho trẻ, cho trẻ vào chỗ mát

Chườm ấm cho những vị trí nách, bẹn, cổ để việc hạ nhiệt sẽ nhanh hơn. Không dùng nước lạnh vì trong cơ thể trẻ đang nóng bố mẹ trườm lạnh đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ gây ra bỏng lạnh, trẻ có thể bị suy hô hấp ngay lập tức.

Đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của bé và điều trị bù nước thích hợp. Vẫn tiếp tục cho bé uống nước trên đường chở bé đến cơ sở y tế.

Ở bệnh viện, bố mẹ cũng phải theo dõi đo nhiệt độ cơ thể của trẻ 1 cách thường xuyên, nếu nhiệt độ trên 38.5 độ mà trẻ còn quá nhỏ, bố mẹ cần hỏi để được bác sĩ tư vấn xem có nên uống thuốc không.

3. Trẻ bị cảm nắng nên ăn gì và không nên ăn gì

Không cho trẻ ăn hoa quả lạnh: Bố mẹ có thể không biết những người bị bệnh này thường bị suy nhược về tì và vị của dạ dày. Nếu cho trẻ ăn nhiều sẽ gây trướng bụng, đau bụng và tiêu chảy.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ chiên... Kể cả khi bé đòi ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên cho vì sẽ làm cho dạ dày của bé tăng thêm gánh nặng khiến lượng lớn máu của cơ thể dồn đọng ở đường tiêu hóa lúc này máu sẽ lên não sẽ bị thiếu gây nên cơ thể mệt mỏi.

Sau khi cảm nắng bố mẹ thường bắt đầu bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, nhưng làm như vậy những loại thức ăn này còn làm cho cơ thể có nhiều khí nóng, cơ thể mệt mỏi lại có hại cho đường tiêu hóa.

me phai lam gi khi tre bi cam nang 2

Mẹ phải làm gì khi trẻ bị cảm nắng. Không cho trẻ ăn hoa quả lạnh

Sau khi bé đã khỏi say nắng bố mẹ bố mẹ nên bổ sung những thực phẩm như là : Xoài, sữa, nước dừa, mướp đắng, dưa hấu, dưa chuột, bí ngô, đậu xanh, nước chanh, củ hành, những loại thực phẩm này đều tốt cho trẻ sẽ giúp phòng chống bệnh say nắng rất tốt, bố mẹ hãy chế biến cho trẻ ăn nhé.

Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng: Sau khi bị say nắng, hơi nóng vẫn chưa hoàn toàn hạ hỏa. Việc ăn uống các loại thực phẩm quá giàu chất dinh dưỡng không những chẳng có tác dụng giải cơn say nắng, ngược lại còn kéo dài thêm khí nóng trong người, gây thêm mệt mỏi và hại cho đường tiêu hóa.

Không nên uống quá nhiều nước: Không uống nước quá nhiều một lúc mà nên chia làm nhiều lần, mỗi lần uống một ít. Vì nếu uống liền lúc quá nhiều nước không những ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa mà còn làm loãng dịch dạ dày, khiến cơ thể ra quá nhiều mồ hôi, từ đó gây mất nước và lượng muối trong cơ thể. Trường hợp nghiêm trọng còn gây chuột rút đường đột.

comment Bình luận

largeer