Trẻ em uống siro ho có tốt không?
1. Trẻ em uống siro ho có tốt không?
Trên thực tế, không phải tất cả các loại si-rô đều là thực phẩm chức năng để có thể dùng một cách tùy tiện như nhiều ông bố, bà mẹ thường nghĩ. Đã có không ít trường hợp do lạm dụng siro, trẻ phải nhập viện điều trị. Thậm chí, với một số loại siro như si-rô điều trị ho, nếu dùng quá liều có thể nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
BS Nguyễn Thu Hằng, BV Nhi Trung ương, nhiều gia đình coi các loại si-rô là một dược phẩm an toàn bởi thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nên không sợ ngộ độc. Nên khi con có bất kỳ một dấu hiệu khác thường về sức khỏe như sổ mũi, nhức đầu, ho, biếng ăn…các mẹ đều coi thuốc si-rô là lựa chọn hàng đầu.
Tuy nhiên, phần lớn các loại sirô có tác dụng giảm cơn ho nhanh, tiêu hóa tốt, chứng tỏ trong thuốc có thêm một số hoạt chất hóa học, nếu lạm dụng hoặc dùng sai liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Trẻ em uống siro ho có tốt không? Đã có không ít trường hợp do lạm dụng siro, trẻ phải nhập viện điều trị
Theo BS Hằng, ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống đàm, dịch nhầy, vật lạ trong đường thở, làm sạch đường thở. Si-rô ho sẽ tạm thời ức chế cơn ho, phù hợp với các bệnh ho do viêm họng, cảm cúm, nhưng cần dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Theo vị bác sĩ này không ít trường hợp trẻ bị bệnh trở nên nặng hơn do phụ huynh tự mua các loại sirô ho cho trẻ uống. Có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ, nhưng thường gặp là do trẻ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm amiđan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… nhất vào thời điểm mùa đông thì trẻ bị ho rất nhiều. Nên các mẹ lưu ý cho việc điều trị ho cho con dưới dạng si-rô.
BS Hằng nhấn mạnh đơn giản như trẻ bị ho do nước mũi chảy xuống họng, chỉ cần dùng thuốc nhỏ mũi, vệ sinh sạch mũi thì trẻ sẽ hết ho; dùng si-rô ho nhiều khi không có tác dụng.
Trường hợp trẻ ho kèm sốt, mũi khô, khó thở, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co ngực lõm… cần phải lập tức đưa trẻ đi khám. Bởi nếu trẻ bị viêm phổi, viêm thanh quản, hen suyễn, phản xạ ho là để tống xuất đàm nhớt. Trong khi đó, sirô ho lại ức chế phản xạ ho, làm bệnh nặng thêm, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và thậm chí tử vong do suy hô hấp.
Có nhiều bà mẹ sau khi cho con uống các lọai si-rô còn không uống nữa cất đi để lần sau nếu có bị ốm hay ho, biếng ăn cho trẻ uống tiếp điều này rất nguy hiểm. Bởi si rô ở dạng nước nên rất dễ bị nhiễm khuẩn vì thế sau khi dùng si-rô không hết chúng ta nên bỏ đi chứ không nên dùng lại.
Ngoài ra một số loại si-rô còn gây hại thần kinh bởi một số có chứa kháng histamin, có tác dụng an thần nhẹ, ức chế thần kinh trung ương để giảm ho. Dùng si-rô ho về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Trẻ dưới hai tuổi có thể bị kích động, co giật vì si-rô ho.
Những trường hợp trẻ biếng ăn, ngủ kém, có thể do rối loạn chức năng sinh lý, cơ thể trẻ sẽ tự thích nghi và điều chỉnh. Không nên dùng các loại si-rô lâu dài để kích thích ăn ngon vì cơ thể trẻ có nguy cơ lệ thuộc thuốc hoặc có thể phản tác dụng.
2. Những lưu ý khi sử dụng siro ho
- Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng vì có thể gây ra những tác hại khôn lường.
- Sau khi sử dụng chưa hết đem bỏ đi và tuyệt đối không dùng lại. Vì thuốc siro ho khi đã mở nắp rất dễ bị vi khuẩn tấn công, việc sử dụng đi, sử dụng lại nhiều lần sẽ gây bệnh cho trẻ.
- Không sử dụng siro ho cùng sữa bò hoặc sử dụng trước khi cho trẻ bú vì có thể khiến chất sắt không hòa tan, cản trở sự hấp thụ sắt ở trẻ.
Chỉ sử dụng siro ho theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng
- Với các loại siro kích thích hệ tiêu hóa cần hạn chế sử dụng để tránh tình trạng phụ thuộc thuốc ở trẻ.
- Không phải trường hợp ho nào cũng sử dụng siro ho vì có nhiều nguyên nhân gây ho như do thời tiết hoặc do trẻ bị bệnh từ bên trong như hen suyễn, viêm thanh quản, viêm phổi...
Tốt nhất, nếu thấy trẻ có dấu hiệu ho lâu ngày, ho kèm sốt, khó thở, mũi khô, thở nhanh... nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kê đơn đúng theo bệnh.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm