Ngộ độc nắng là gì và ngộ độc nắng dễ xảy ra thế nào?

Ngộ độc nắng hay còn gọi là ngộ độc mặt trời là phản ứng của da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Tình trạng này xảy ra dễ hiểu lầm với cháy nắng nên việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
08/04/2018 16:43

Nguyên nhân ngộ độc nắng

Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc ánh nắng mặt trời, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ bị ngộ độc không rõ nguyên nhân. Ngộ độc nắng có người còn gọi là viêm da do ánh sáng. Tình trạng này tuy ít gặp nhưng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm và lâu dài nếu không biết cách điều trị.

Lý do khiến da nhạy cảm đặc biệt với mặt trời như:

- Cơ địa có bệnh lý về da như eczema hay lupus ban đỏ

- Tác dụng phụ của loại thuốc chữa bệnh mọi người đang uống

- Do di truyền

- Thiếu dinh dưỡng, ăn không chất trong bữa ăn hàng ngày.

Đối tượng có nguy cơ bị ngộ độc nắng cao như:

- Người có màu da/tóc sáng, mắt xanh biển/xanh lá cây

- Làm việc/tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời

ngo doc nang la gi

Ngộ độc nắng là gì và ngộ độc nắng dễ xảy ra thế nào? Ngộ độc nắng còn được gọi viêm da do ánh sáng

Các triệu chứng ngộ độc nắng

Ngộ độc nắng có nhiều triệu chứng khác nhau. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là phản ứng trên à và dễ bị nhầm với các phản ứng dị ứng khác.

- Phồng rộp da và ngứa: Ngộ độc nắng khiến da bị ngứa ngáy và xuất hiện các vết phồng rộp ở vùng da bị ảnh hưởng.

- Sưng và đau: Vùng da sẽ xuất hiện các thương tổn eczema, nhiều người cũng có thể bị sưng hoặc đỏ lên.

- Da bị sẫm màu: Vùng da bị ngộ độc sẽ trở nên tối màu hơn (tăng sắc tố).

- Ngoài ra còn có các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn.

Ngộ độc nắng chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính. Ngộ độc nắng cấp tính có triệu chứng nhẹ, dễ điều trị, mang tính tạm thời. Ngộ độc nắng mạn tính có triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài ngày, rất khó điều trị dứt điểm.

Cách chăm sóc da không bị cháy nắng

1. Nha đam

Nha đam có rất nhiều lợi ích cho làn da, đó là lý do tại sao nó rất hữu ích trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Nha đam có chứa 99% và phần còn lại là các khoáng chất như kẽm, crôm, canxi, selenium, đồng và các axit amin. Selenium và kẽm là thành phần đặc trưng trong các sản phẩm mỹ phẩm điều trị dám nắng.

Hãy thực hiện cách chống nắng hiệu quả tại nhà với cách sử dụng gel nha đam trộn 2-3 thìa nước hoa hồng. Để dung dịch này trong tủ lạnh và bôi bất cứ khi nào bạn vừa ra nắng.

2. Chườm nước lạnh hoặc nước đá

Khi làn da bị cháy nắng là lúc da bị mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, việc bạn nên làm đầu tiên là phải bổ sung nước cho da. Không chỉ uống thật nhiều nước bạn nên chườm một túi nước đá lên làn da bị tổn thương. Ngâm khăn mặt vào nước mát và để trên da trong 10 phút, lặp đi lặp lại nhiều lần cũng là gợi ý hay.

ngo doc nang la gi 1

Ngộ độc nắng dễ xảy ra thế nào? Ngộ độc nắng chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính

3. Dầu dừa

Tại nhiều quốc gia, dầu dừa đã được sử dụng như kem chống nắng cho mọi lứa tuổi và cũng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để chống lại bị cháy nắng. Thông thường da bị cháy nằng là do bị mất độ ẩm, dầu dừa giúp khắc phục điều này.

Nó là loại kem dường ẩm tuyệt vời cho các loại da, sự hiện diện của axit lauric và acid béo thiết yếu trong dầu giúp làn da mềm mịn và không bị rát do nắng. Dầu dừa là một trong những cách tốt nhất để chữa lành cháy nắng.

4. Giấm táo

Giấm táo là một phương pháp chữa cháy nắng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp làm se lỗ chân lông, chống viêm nhiễm. Độ pH tự nhiên của da được thúc đẩy nhanh chóng khi sử dụng giấm táo.

Hãy trộn giấm với nước với tỉ lệ 1:1 và cho vào bình xịt. Để trong tủ lạnh và phun ngay sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Một cách khác dùng cho toàn thân là đổ một chút giấm táo trong bồn tắm với nước và ngâm mình trong 15-20 phút.

comment Bình luận

largeer