Một số bài thuốc chữa bệnh từ bí đao
Nhận biết cây bí đao
Bí đao còn gọi là đông qua [Benincasa hispida (Thunb.) Cogn.], họ Bí (Cucurbitaceae). Đây là loại thân thảo, dây leo bằng tua cuốn.

Bí đao là loại thân thảo, dây leo bằng tua cuốn. Ảnh: Internet
Thân phủ một lớp lông dài. Lá mọc so le, có cuống dài, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông cứng. Hoa màu vàng, đơn tính cùng gốc. Quả thuôn dài, màu lục nhạt, khi còn non có lông cứng, sau màu lục sẫm, phủ một lớp sáp màu trắng mốc. Nhiều hạt, dẹt, màu trắng. Vị thuốc là phần thịt quả, sau khi loại bỏ lớp vỏ ngoài, bỏ ruột và hạt.
Các thành phần dinh dưỡng có trong bí đao
Phần thịt quả chứa carbonhydrat, protein, chất béo, cellulose, muối khoáng, trong đó có Ca, P, Fe, các vitamin B1, B2, PP, C, sitosterol, β – sitosterol acetate, lupeol, lupeol acetate. Phần vỏ quả có chứa chất sáp, chất nhựa và một chất triterpen: isomultiflorenol acetate. Hạt bí chứa các chất saponosid, a xít amin.
Tác dụng

Bí đao được dùng để chế biến mứt kẹo, nước uống, rất thơm ngon và bổ mát. Ảnh: Internet
Từ lâu, bí đao đã là một cây được trồng vừa để làm thực phẩm vừa được dùng làm thuốc. Ở Việt nam, loại quả này được trồng ở hầu hết các vùng miền. Bí đao nấu canh ăn với tác dụng giải nhiệt, giải độc. Còn được dùng để chế biến mứt kẹo, nước uống, rất thơm ngon và bổ mát.
Theo YHCT, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, tiêu phù thũng, tiêu viêm, chỉ thống, chống ho, tiêu khát. Hạt bí có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đàm, trừ mủ, giải độc, trừ giun.
Một số bài thuốc
– Trị tiểu đường: bí đao 100g, củ mài 30g, lá sen tươi 60g. Sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc bí đao, vỏ dưa hấu, mỗi vị 15g, thiên hoa phấn 12g. Sắc uống, ngày 1 thang.
– Trị viêm thận cấp tính, phù thũng: bí đao, rễ cỏ tranh, mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Trị ho do nhiệt: bí đao sắc nước, thêm mật ong, uống nhiều lần trong ngày.
– Trị viêm bàng quang, tiểu đục, tiểu buốt, dắt: bí đao 12g, sắc uống nhiều lần trong ngày.
– Trị ung nhọt ở phổi hoặc ở đại tràng, hạt bí đao sao vàng, bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ (để sống), diếp cá, mỗi vị 40g, rễ cây lau 20g, đào nhân, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo Thaythuocvietnam.vn

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm