Một số loại dược liệu quý hiếm, có giá trị cao phù hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc
Tại buổi hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khỏe cộng đồng” do Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức ngày 23/4/2022, tại Khu du lịch Ao Vua (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội), Ths. Trịnh Xuân Thủy - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Tài nguyên xanh có báo cáo khoa học về chủ đề “Đầu tư phát triển cây dược liệu – một số vấn đề về khoa học kỹ thuật và một số loại dược liệu quý hiếm, có giá trị cao phù hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc”.
Phát triển cây dược liệu phục vụ y học và phát triển kinh tế
Nói đến phát triển dược liệu, điều ai cũng nhận ra dược liệu là loại sản phẩm có nhu cầu bền vũng và thị trường rất lớn do gắn liền với vấn đề duy trì sức khỏe, chữa trị bệnh tật cho con người. Theo dữ liệu của Tạp chí Y dược thế giới thì trên thế giới có khoảng hơn 33.000 loài dược liệu thì Việt Nam hiện đã xác định được gần 4.000 loài, theo các công trình nghiên cứu, tổng hơp được về dược liệu đến nay đã khoảng gần 3.500 loài được ghi chép rõ ràng, xác định được định hướng điều trị trong Đông y và YHCT dân gian. Trong đó có khoảng 120 loài thuộc loại quý hiếm, khoảng 50 loài đặc biệt quý hiếm đã được xác định. Trên thực tế, còn rất nhiều loại dược liệu được sử dụng trong y học dân gian đến nay chưa được khảo sát và đánh giá chính xác...
Với số lượng chủng loại và định hướng dược tính phong phú, nếu tính thêm số liệu có khoảng 30% được sử dụng chung trong Trung y (YHCT Trung quốc); có khoảng 35% loại có thể thay thế tương ứng với các loại dược liệu của Trung quốc thì riêng thị trường dược liệu thô của Đông y trong khu vực, cây dược liệu Việt Nam có chung hơn 60% nhu cầu dược liệu trên thị trường dược liệu y học cổ truyền lớn nhất thế giới. Ngoài Trung Quốc thì Việt Nam cũng có khoảng 25% các loại cũng được sử dụng trong y học cổ truyền của Lào; hơn 10% với Campuchia; Indonesia; Philipin; Thái Lan… tuy tại các quốc gia Đông Nam Á này mức độ phát triển y học cổ truyền không sâu rộng như Việt Nam hay Trung Quốc nhưng cũng là một thị phần rất lơn để quan tâm. Điều đó chỉ ra rằng: Về yếu tố thị trường thì các loại dược liệu bản địa Việt Nam không chỉ có nhu cầu tại thị trường trong nước mà nhu cầu từ thị trường các nước trong khu vực đã là vô cùng lớn, chưa nói đến các loại dược liệu đặc biệt quý hiếm sử dụng chữa trị các loại bệnh hiểm nghèo mà cả thế giới đều có nhu cầu. Nói cách khác: Tiềm năng dược liệu Việt Nam không chỉ có thị trường nội địa; thị trường khu vực mà hoàn toàn có thể hướng tới mục tiêu xuất khẩu trên thị trường dược liệu toàn cầu. Vậy để phát triển dược liệu thì cần bắt đầu từ đâu và đầu tư ra sao để thu được hiệu quả cao nhất?
Để từng bước giải quyết các vấn đề này, trước tiên cần xác định được định hướng rõ rằng cho từng dự án đầu tư và nhóm dược liệu cụ thể. Trước hết, cần xác định đầu tiên là lựa chọn nhóm cây chiến lược; hướng mục tiêu sản phẩm của dự án và sản phẩm đầu ra. Sau đó mới xác định qui mô đầu tư; suất đầu tư.
Định hướng mục tiêu: Trên khía cạnh chuyên môn, chăm sóc sức khỏe cho con người thì cây thuốc chữa được bệnh là cây thuốc quý vì lý do rất đơn giản: không ai đưt tay mà cần thuốc chữa ung thư dù thuốc ung thư rất hiếm và đắt đỏ. Nhưng trên khía cạnh đầu tư và kinh doanh thì loại dược liệu nào có giá trị càng cao; hiệu quả lợi nhuận sau đầu tư càng lớn thì là quý vì đầu tư phát triển thì hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng nhất. Điều tưởng chừng như đơn giản đến mức mặc định không cần bàn cãi nhưng nếu không đặt ra để đánh giá một cách nghiêm túc trước khi đầu tư thì gần như nắm chắc thất bại vì giá trị của sản phẩm dược liệu được xác định trên thước đo về chất lượng và độ mạnh dược tính của dược liệu. Nó khác hẳn với các loại hàng hóa, sản phẩm khác có nhiều tiêu chuẩn để người tiêu dùng lựa chọn. một sản phẩm chất lượng thì không thể thiếu kỹ thuật và công nghệ cao, dược liệu cũng vậy.
Nếu khu vực đầu tư thuộc địa bàn phát triển du lịch; phát triển các ngành nghề chiến lược quan trọng khác thì thường là rất khó khăn về quỹ đất, khó quản lý đối với các loại dược liệu đặc biệt quý hiếm thì nên xác định qui mô đầu tư nhỏ; thiên về sản phẩm kết hợp sinh thái; du lịch và bảo tồn nguồn genes. định hướng như vậy sẽ cho phép dự án có nhiều sản phẩm để khai thác nguồn thu cho dự án. Trong đó có thể kể đến như dịch vụ khoa học; dịch vụ du lịch sinh thái; chia sẻ nguồn genes… Chính phủ và các địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ các mô hình dự án này, nguồn lực đầu tư từ kinh phí hỗ trợ quảng bá, tiếp cận thị trường; phát triển khoa học.
Ở các khu vực có điều kiện tổ chức phát triển vùng nguyên liệu tập trung, có qui mô lớn thì điều đầu tiên là cần xác định nhóm dược liệu chiến lược phù hợp với vùng canh tác; sau đó là định hướng tiêu chuẩn cho sản phẩm đầu ra là gì; dạng dược liệu thô, dược liệu sơ chế hay nguyên liệu bán thành phẩm (chế biến sâu) để cung cấp cho thị trường thuốc tinh chế. Song song với việc tìm kiếm thị trường; nghiên cứu thị trường thì việc lựa chọn phân khúc thị trường cho sản phẩm cũng là một vấn đề có tính then chốt trong chiến lược đầu tư. Tạm đơn cử chia phân khúc thị trường thành 4 nhóm lựa chọn các loại dược liệu để đầu tu từ thấp đến cao về giá trị kinh tế (8):
- Nhóm dược liệu thông dụng, phục vụ nhu cầu điều trị các loại bệnh phổ biến.
- Nhóm dược liệu hỗ trợ, sử dụng phục hồi sức khỏe; sản phẩm chức năng.
- Nhóm dược liệu quý hiếm phục vụ nhu cầu điều trị các loại bệnh nguy hiểm.
- Nhóm dược liệu đặc biệt quý hiếm phục vụ điều trị các bệnh đặc biệt nguy hiểm khó điều trị.
(*) Lưu ý là cả 4 nhóm này đều có sản phẩm thô và sản phẩm chế biến sâu.
- Nhóm dược liệu hỗ trợ về cơ bản không phải là nhóm dược liệu đóng vai trò phụ trong điều trị; không được đánh giá theo tiêu chuẩn điều trị nào cả vì thực chất nhóm này có khá ít loài dược liệu chuyên dụng mà đa số là phụ phẩm dược liệu thuộc 3 nhóm kia nhưng lại được truyền thông như dược phẩm và có giá trị thường cao hơn giá trị thật. đây cũng là nhóm các loại dược liệu đang được quảng bá nhiều nhất.
- Nhóm dược liệu phổ biến phục vụ nhu cầu điều trị các loại bệnh thông thường là nhóm có nhu cầu sử dụng với số lớn nhất cả về chủng loại và sản lượng, chiếm tỷ trọng giá trị lưu thông cao nhất nhưng lại là nhóm chiếm giữ hàm lượng sản phẩm chế biến sâu thấp hơn nhóm hỗ trợ. Nhóm này cũng chiếm giữ tỷ lệ nghiên cứu khoa học ít hơn nhóm quý hiếm và đặc biệt quý hiếm. Nhóm dược liệu này cũng được trồng nhưng sử dụng trong điều trị thì hơn 80% là nguồn nhập khẩu (chủ yếu từ Trung quốc); phần còn lại thì hầu hết là chuyển thành nhóm dược liệu dùng theo thị hiếu bởi truyền thông.
- Nhóm quý hiếm và đặc biệt quý hiếm: Đây là nhóm có giá trị kinh tế cao nhất xét trên khía cạnh giá; hầu hết đã được nghiên cứu sâu để sản xuất thành dược phẩm nhưng lại ít được trồng nhất vì các nghiên cứu khoa học ở công đoạn đầu tiên là nhân giống lại chưa đầy đủ; chưa áp dụng được cho qui mô sản xuất hoặc thời gian khai thác quá dài khiến ít được các nhà đầu tư lựa chon. Đây là nhóm thu hút được quan tâm nhiều nhất nhưng cũng là nhóm dược liệu được ít trồng nhất.
Nhu cầu, thị trường và lợi ích trong phát triển dược liệu là vấn đề không phải bàn cãi. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất thì trồng, phát triển dược liệu không thể chỉ xét trên các vấn đề mang tĩnh vĩ mô nói trên mà cần nhiều yếu tố cụ thể hơn.
Về quản lý và chính sách hỗ trợ từ Nhà nước: Chính phủ đã có khá nhiều các chính sách được ban hành thành văn bản qui phạm pháp luật, tạo điều kiện khá thông thoáng cho trồng, phát triển cây dược liệu. cụ thể có thể kể đến như:
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến 2030.
- Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 về chính sách đặc thù về giống, vốn. công nghệ trong nuôi trồng, phát triển dược liệu.
- Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 về việc Phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Ngoài các chính sách của Chính phủ, hầu hết các tỉnh thành có qui hoạch phát triển cây dược liệu đều có chính sách hỗ trợ riêng của địa phương.
Nhìn chung, các chính sách cơ bản là tạo được hành lang pháp lý và có nhiều sự hỗ trợ tốt cho trồng, chế biến dược liệu. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng thì vẫn tồn tại nhiều khó khăn cho nhà đầu tư như: vấn đề quản lý sản xuất; mặt bằng canh tác; nguồn vốn; tổ chức thực hiện. Hiện nay việc canh tác cây dược liệu và sản phẩm dược liệu đang được xếp vào nhóm sản phẩm nông nghiêp có những mặt tích cực nhưng cũng có những vấn đề đã và đang gây ra khá nhiều cản trở trong việc xây dựng chính sách và giải pháp hỗ trợ cho phát triển cây dược liệu. Xếp dược liệu vào nhóm sản xuất nông nghiệp trước mắt thì có mặt tích cực là được hưởng hỗ trợ về thuế; các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng thiếu những cơ chế đặc thù mà phát triển cây dược liệu cần phải có để sẵn sàng cho việc tổ chức đầu ra; chế biến dược phẩm. Đơn cử một vài ví dụ đơn giản:
Ngay trong giai đoạn trồng, phát triển vùng nguyên liệu thì chúng ta thường nghe nói tới “GACP-WHO”. Đây là bộ tiêu chí được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thực hành trồng; chăm sóc; thu hái và sơ chế dược liệu nhưng cách hiểu về GACP-WHO như đang áp dụng, được truyền thông rộng rãi tại Việt Nam đã có những sai lầm nghiêm trọng, tạo ra một rào cản lớn và phát sinh nhiều rắc rối có tính pháp lý. Bản chất của GACP-WHO là bộ tiêu chí kỹ thuật được xây dựng với mục đích là khuyến nghị người trồng; thực hiện khai thác dược liệu để nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng và an toàn trong sản xuất thuốc - các tiêu chuẩn có tính bắt buộc đối với dược phẩm – tức là đáp ứng cho tiêu chuẩn của sản phẩm đầu cuối. Tiêu chuẩn sản phẩm đầu cuối của dược liệu là dược phẩm tùy thuộc từng nhóm thị trường, nhóm sản phẩm cụ thể nên từ khi ra đời WHO đã có khuyến nghị rất rõ ràng “Mỗi quốc gia có thể bổ xung, điều chỉnh các khuyến cáo này phù hợp với các loại dược liệu và điều kiện cụ thể”. Điều đó cho thấy bản thân các tiêu chí của GACP-WHO không phải là một qui định có tính áp đặt như chế tài mang tính bắt buộc như dạng qui định của luật pháp, Việc hiểu một khuyến cáo về tiêu chí kỹ thuật thành một tiêu chuẩn để yêu cầu nhà sản xuất phải tuân thủ tuy không làm thay đổi nội dung những việc cụ thể cần phải thực hiện nhưng dẫn đến cơ chế xác định - đánh giá; - cấp chứng nhận GACP-WHO cho sản phẩm dược liệu lại trở nên phức tạp và phiền toái. Trong khi các nước trên thế giới áp dụng qui trình quản lý GACP-WHO rất đơn giản: người trồng tự công bố và chịu trách nhiệm về các tiêu chí kỹ thuật theo khuyến cáo của WHO, việc xác định tiêu chí đạt hay không theo kiểu hậu kiểm đối với trường hợp sản phẩm đầu cuối bị phát hiện có vấn đề. Trong khi tại Việt Nam, người trồng phải đăng ký trước khi trồng; tập hợp hồ sơ để cung cấp cho một cơ quan quản lý chuyên trách thẩm tra và cấp chứng nhận. Cách làm này không chỉ là hành chính máy móc, dễ nảy sinh tiêu cực mà còn làm tăng chí phí phát sinh cho người trồng dược liệu vốn còn rất nhiều khó khăn, mặt khác, cách quản lý này thực tế không hiệu quả vì chính cơ quan cấp chứng nhận cũng không thể bảo đảm tính chính xác do không thể tổ chức theo dõi, kiểm tra đầy đủ được nên không thể biết người trồng có tuân thủ đúng như hồ sơ báo cáo hay không. Đặc biệt đối với các mô hình canh tác nhỏ lẻ thì càng khó khăn hơn. Một vấn đề khác liên quan đến chính sách là các địa phương hiện nay qui hoạch và lập danh sách các loại dược liệu được hỗ trợ có vẻ như không có sự tham vấn từ những lương y giàu kinh nghiệm về dược liệu nên thiếu sự đánh giá chính xác. Danh mục qui hoạch, hỗ trợ thường là những loại dược liệu thường thấy và có vẻ như được tiêu thụ nhiều trên thị trường địa phương; Có một số là các loại dược liệu trong danh mục được đưa vào do các đơn vị nghiên cứu khoa học thực hiện thí điểm dạng mô hình mẫu để phục vụ nghiên cứu bao gồm cả cây di thực. Điều này dẫn đến đa số các loại dược liệu trong danh mục hỗ trợ gặp khó khăn để phát triển vì một số thì giá trị dược liệu không cao; một số có giá trị tương đối nhưng nhu cầu sử dụng trên thị trường không lớn vì chỉ dùng thuần túy trong Y học cổ truyền ở dạng thô; thậm chí có cả những loại dược liệu chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ dẫn đến có loại trồng ra được thì không bán được; có loại bán được nhưng không phù hợp vùng qui hoạch nên hiệu quả thấp; có nhiều loại dược liệu bản địa đặc biệt quý hiếm thì lại không có trong danh sách được hỗ trợ hoặc các nghiên cứu ngay ở khâu đầu tiên là nhân giống vẫn chưa đạt được. Minh chứng cho tình trạng này có thể kể đến như nhóm cây thông thường, dễ trồng như Đinh lăng; Cà gai leo; Xạ đen từng ồn ào một thời gian nay chững lại vì đầu ra quá kém.
Ths. Trịnh Xuân Thủy - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Tài nguyên xanh
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm