Mùa đông, ăn tuyết coi chừng bỏng lạnh

Vào mùa đông tại nhiều nơi nhiệt độ xuống thấp gây nên hiện tượng đóng băng, mưa tuyết. Nhiều người rất tò mò về mùi vị của tuyết và ăn thử. Tuy nhiên, tuyết có an toàn với sức khỏe con người?
03/12/2020 16:30

Nguyên nhân hình thành tuyết là gì? Lý giải hiện tượng tuyết rơi, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các đám mây, với nhiệt độ dưới -18 °C, các phân tử nước (hơi nước) tích tụ lại và đóng băng ngay lập tức tạo thành những tinh thể đá nhỏ li ti, chúng có kích thước khoảng 0,1 mm. Các tinh thể li ti này sẽ liên kết với nhau, khi đủ nặng nó sẽ rơi xuống mặt đất. Quá trình rơi sẽ tạo ra sự ma sát với không khí, do đó nếu không khí không đủ lạnh, các hạt tinh thể này sẽ ngay lập tức bị tan ra thành hơi (gọi là sự thăng hoa). Nếu không khí vẫn được giữ đủ lạnh, các hạt tinh thể này sẽ tiếp tục phát triển và tạo thành bông tuyết.

an tuyet

Hình minh họa,

Do đó, nhiều người nghĩ rằng bản chất của tuyết là hơi nước ngưng tụ nên có thể ăn thoải mãi, miễn là chúng chưa chạm xuống mặt đất. Tuyết chưa chạm xuống đất là tuyết sạch, ăn sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải là suy nghĩ đúng đắn.

Các nhà khoa học cho biết, ngay cả khi chưa chạm xuống đất, tuyết đã chứa những chất độc hại mà chúng ta cần tránh. Cụ thể, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học McGill (Mỹ) đã phát hiện rằng những bông tuyết không những có chứa lượng lớn nước dạng tinh thể mà còn có cả rất nhiều khí thải trong đó. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington cũng đã phân tích tuyết lấy từ nhiều nơi trên khắp nước Mỹ và Canada. Họ phát hiện rằng tuyết có chứa các nồng độ khác nhau của muội than, bụi bẩn,... thậm chí là một số mẫu tuyết được lấy ở những vùng cách xa thành phố, khu công nghiệp cũng có chứa những thứ này.

Do vậy, ăn tuyết sẽ không an toàn với sức khỏe. Thậm chí, nếu ăn tuyết trực tiếp, cơ thể sẽ có những phản ứng như hạ thân nhiệt, gây mất nước và gây bỏng lạnh ở môi. 

Đặc biệt, hiện tượng bỏng lạnh nếu như tiếp xúc lâu với tuyết là vấn đề cực kỳ nguy hiểm. Trước đó, theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Năm – nguyên Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia cho biết: Những người bình thường cũng đôi lần bị bỏng lạnh như sờ vào đá ở tủ lạnh hay cho tay trong tủ lạnh quá lâu nhưng bỏng lạnh đó ở cấp độ nhẹ hầu. Khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, triệu chứng ngứa và đau, vùng da bị tổn thương có thể chuyển màu đỏ hoặc vàng và mất cảm giác tạm thời. Bởi nhiệt độ thấp sẽ làm cho mao mạch co lại. Nếu cấp cứu kịp thời không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp lâu có thể gây bỏng sâu. Biến chứng của bỏng lạnh cũng giống như bỏng nhiệt, bỏng điện gây hoại tử chi phải tháo khớp. Bỏng lạnh còn có nguy cơ biến chứng thành viêm phổi, mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc đã từng đưa tin về trường hợp cô bé 13 tuổi sống tại tỉnh Hắc Long Giang - Trung Quốc đã có nguy cơ mất đi đôi tay do dọn tuyết suốt 3 giờ đồng hồ không có găng tay bảo hộ dưới nhiệt độ -10 độ C. Tại bệnh viện các bác sĩ đã xác định bé bị bỏng lạnh.

Bạch Dương (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer