Mức đường huyết nguy hiểm như thế nào?

Đường huyết là một thuật ngữ chỉ nguồn nhiên liệu quan trọng trong cơ thể. Chúng có tác dụng và tầm quan trọng nhất định đến tổ chức não bộ và hệ thần kinh. Nhưng trong trường hợp nào đó lượng đường này không được ổn định có thể tăng giảm đột xuất vậy thì mức đường huyết nguy hiểm nằm ở khoảng nào?
10/09/2018 22:57

Chỉ số đường huyết là gì?

Đường huyết là lượng đường trong máu, có vai trò cung cấp năng lượng cho các bộ phận của cơ thể, đặc biệt hệ thần kinh và não bộ. Bình thường thì trong máu luôn có một lượng đường nhất định. Tuy nhiên, nếu như lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều so với bình thường thì đây là dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Thông thường, ngoài tình trạng lượng đường bình thường thì sẽ có tình trạng đường huyết tăng và đường huyết giảm. Nếu như đường huyết tăng quá cao hoặc giảm quá thấp thì đều nằm trong mức nguy hiểm. Hay nói cách khác, lượng đường nguy hiểm là lượng đường không ổn định, một là bị tăng cao hoặc hai là bị xuống thấp.

Mức đường huyết như thế nào là nguy hiểm?

Cùng tìm hiểu mức đường huyết nguy hiểm thông qua hai tình trạng là đường huyết tăng và đường huyết thấp.

Đường huyết tăng

Đây là tình trạng cơ thể có quá nhiều đường glucose trong máu, đây là biểu hiện của sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Tùy theo biểu hiện, trạng thái của con người ngay tại thời điểm xác định đường huyết mà họ có lượng đường huyết khác nhau, tuân theo một chỉ tiêu khác nhau.

Mức đường huyết nguy hiểm như thế nào? – mức đường huyết tăng

Ví dụ chỉ số đường huyết của người bình thường lúc đói là lớn hơn hoặc bằng 1,26 gam trên lít. Nhưng sau khi ăn thì lượng đường huyết lại tăng lên lớn hoặc bằng 2 gam trên lít thì đây gọi là hiện tượng tăng đường huyết sau khi ăn.

Một trong các nguyên nhân khiến lượng đường huyết trong máu tăng là do Insulin không được bài tiết đủ, để giải quyết lượng đường trong máu. Hơn nữa, lượng đường này được tích tụ, kéo dài sẽ gây nên tình trạng tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường xuất hiện.

Hạ đường huyết

Đây là hiện tượng trái ngược với hiện tượng tăng đường huyết, tức là lượng đường huyết trong máu xuống thấp hơn bình thường. Nguyên nhân gây ra là do dùng quá nhiều Insulin hay uống thuốc, tiêm Insulin không đúng kỹ thuật.

Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây hạ đường huyết. Một số trường hợp bị hạ đường huyết do bệnh nhân bỏ bữa hay phải ăn muộn, người làm việc mệt nhọc hay tập trung thể lực quá nhiều, người đang bị đau ốm hoặc là uống bia rượu lúc đói.

Biểu hiện của hiện tượng này bao gồm: thường xuyên cảm thấy cồn cào, sốt ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim đập nhanh run tay, đánh trống ngực, lã mồ hôi...

Mức đường huyết như thế nào nguy hiểm – đo đường huyết

Dù đường huyết tăng hay giảm đều là những biểu hiện gây nguy hiểm cho cơ thể nếu như không phát hiện kịp thời thì nhiều người dự bị tăng hay hạ đường huyết có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Nếu có chỉ số đường huyết nằm trong mức nguy hiểm bạn có nguy cơ mắc phải tình trạng xơ vữa động mạch, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận, hoại tử,.... Chính vì vậy không nên để cơ thể bị tụt hay tăng đường huyết.

comment Bình luận

largeer