Mỳ ăn liền nhưng tiêu hóa "không liền"

Mỳ tôm (mỳ ăn liền) là món ăn khoái khẩu được nhiều người ưa chuộng bởi giá thành rẻ, hương vị thơm ngon nhưng tác hại của nó với đường tiêu hóa khiến ai cũng bất ngờ.
07/10/2020 16:18

Tiến sĩ Braden Kuo đến từ Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Massachusetts General Hospital) ở thành phố Boston, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm ra những gì sẽ xảy ra bên trong dạ dày và hệ tiêu hóa sau khi ăn mỳ tôm hay mì ăn liền ramen của người Nhật Bản. Tiến sĩ Braden Kuo là người đầu tiên tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của mỳ tôm đối với hệ tiêu hóa.

Tiến sĩ Kuo sử dụng chiếc camera có kích cỡ bằng một viên thuốc đặt bên trong dạ dày và hệ tiêu hóa để theo dõi những gì xảy ra sau khi người đó ăn mỳ ăn liền ramen – loại mỳ ăn liền phổ biến ở Nhật Bản. Kết quả cho thấy, sau khi ăn được 2 giờ, mỳ tôm vẫn còn nguyên vẹn bên trong dạ dày.

Khi mì ăn liền không nghiền nát được, sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho những sợi mì bị lưu lại bên trong dạ dày một thời gian dài.

my tom

Hình minh họa.

Chất bảo quản chính trong mì ăn liền hay mì tôm là chất phụ gia chống oxy hóa TBHQ (Terriary-butyl hydroquinone), thường được sử dụng trong các sản phẩm sấy khô như bắp rang bơ làm bằng lò vi sóng, bánh giòn Wheat Thins, thịt bò viên và bánh Pop. TBHQ được phân loại như một chất chống oxy hóa tổng hợp, có thể kéo dài tuổi thọ của các thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, mức độ sử dụng an toàn chất TBHQ trong dầu ăn và chất béo không được vượt quá 0,02%. Một lượng nhỏ chất này không gây chết người hay bị mắc bệnh ngay lập tức mà nó có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nếu sử dụng chúng trong một thời gian dài, có thể gây ung thư và các khối u. Nhưng nếu tiêu thụ 5g TBHQ đã được coi là có thể gây chết người.

Vậy nhưng, khi chúng ta ăn mì ăn liền, và giữ chúng rất lâu trong dạ dày những hơn 2 giờ đồng hồ, cũng đồng thời là chúng ta đã giữ hóa chất TBHQ độc hại trong dạ dày chúng ta và để cho chúng có đủ thời gian ngấm vào cơ thể.

Cũng trả lời về thời gian tiêu hóa của mỳ ăn liền, GS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: “Quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể trải qua một chặng đường dài, đi từ miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non và cuối cùng là ruột già, với sự trợ giúp của các cơ quan khác như tuyến tụy, gan và mật. Quá trình này xảy ra với mọi loại thức ăn, kể cả mì ăn liền. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì đã được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì ăn liền tồn tại sau 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ tiêu hóa trong dạ dày là bình thường”.

PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho biết thêm, mì ăn liền vốn là một món ăn được dùng để thay bún, miến, phở, cháo, cơm… khá phổ biến, tiện dụng, quen thuộc và kinh tế của nhiều gia đình. Nguyên liệu làm ra mì ăn liền chủ yếu là từ bột lúa mì (bột mì). Khi sử dụng mì ăn liền thì quá trình tiêu hóa cũng diễn ra tương tự như với bún, phở, cơm, cháo.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa 40g-50g chất bột đường; 13g-17g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15%-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành). Vấn đề của mì ăn liền là lượng vitamin, khoáng chất khá ít. Vì thế khi chế biến, người tiêu dùng nên kết hợp với các thực phẩm khác như thêm rau cải, giá đỗ, rau má, rau muống, cà rốt, cà chua… Sự hiện diện của của chất xơ trong rau củ sẽ làm tinh bột được hấp thu chậm hơn, tăng lượng phân đào thải giúp tránh táo bón, giảm nguy cơ bị bệnh trĩ, ngăn ngừa cholesterol máu cao, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Dương Nhung (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer