Nắng nóng gay gắt: 1 người tử vong nghi do sốc nhiệt, 2 người nguy kịch
Những ngày gần đây, các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng cao điểm, nhiệt độ nhiều nơi lên tới trên 40 độ C. Nhiệt độ cao cùng nắng nóng gay gắt là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị say nắng, sốc nhiệt, thậm chí có trường hợp không qua khỏi.
Theo chia sẻ của lãnh đạo khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam - cho biết từ ngày 31/5 đến nay, khoa đã tiếp nhận 9 bệnh nhân vào viện do say nắng, say nóng. 2 người trong số này rất nặng, 1 người đã tử vong trước khi đưa vào viện.

Trường hợp tử vong là bệnh nhân chuyển từ huyện Lý Nhân lên, 56 tuổi, không có tiền sử gì đặc biệt. Ngày 2/6 khi được chuyển đến bệnh viện, bệnh nhân đã tử vong ngoại viện, đo thân nhiệt cho thấy nhiệt độ cơ thể vẫn lên đến 42,2 độ C, nghi đột quỵ do sốc nhiệt.
Hai bệnh nhân nặng và rất nặng khác là L.M.H., 45 tuổi, làm nghề thu gom rác và T.V.B., 38 tuổi.
Bệnh nhân L.M.H. khi vào viện đã sốc nhiệt, co giật, sốt 41,5 độ C, hôn mê. Đến ngày 3/6, bệnh nhân B. đã tỉnh táo, ăn uống được nhưng còn suy thận, men gan tăng cao.
Còn bệnh nhân T.V.B. đang làm việc ngoài đồng thì co giật, vào viện trong tình trạng co giật, sốt 41 độ C. Mặc dù đã điều trị được 3 ngày nhưng vẫn phải thở máy, dù đã tiến triển nhưng vẫn trong tình trạng rất nặng, cần điều trị tích cực.
Trước tình hình này, bác sĩ Tuấn khuyến cáo, người cao tuổi không nên ra ngoài, ở dưới trời nắng trong thời gian dài. Người lao động, thanh niên... cũng không nên làm việc quá sức, liên tục. Tốt nhất nên nghỉ 15 phút sau 1 tiếng làm việc, hoặc thấy hoa mắt, chóng mặt phải nghỉ ngơi ngay.
Tình trạng nguy kịch do nắng nóng, sốc nhiệt, say nắng không còn là hiếm gặp. Mùa hè năm nào cũng có các trường hợp nguy kịch do nắng nóng, sốc nhiệt được báo cáo.

Chia sẻ về mối nguy hiểm trong mùa hè này, PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết miền Bắc đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt và rất dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, say nắng.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Thanh thiếu niên khỏe mạnh có tham gia tập luyện thể thao hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt. Thông thường, những người trẻ, khỏe không nhận thấy được các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt cũng như không mấy chú tâm đến chúng, hoặc họ có thể cảm thấy ngại khi than phiền về việc cảm thấy khó chịu trong quá trình luyện tập thể thao.
Dấu hiệu nào cho thấy bạn bị sốc nhiệt?
Dấu hiệu đầu tiên là vã mồ hôi khi cơ thể phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ tăng dần, tăng dần đến khi cơ thể không giải phóng được khiến bệnh nhân kiệt sức và ngất xỉu.
Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác của sốc nhiệt, bao gồm:
- Đau đầu;
- Chóng mặt và choáng váng;
- Da đỏ, nóng và khô;
- Yếu cơ hoặc chuột rút;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Nhịp tim nhanh;
- Thở nhanh, thở nông.
Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ có những biểu hiện thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc loạng choạng, thậm chí co giật, mất ý thức, hôn mê...

Cách sơ cứu khi gặp người bị say nắng, sốc nhiệt?
Khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân.
Cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân, nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước, cố gắng hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ có thể khám, đánh giá toàn trạng bệnh nhân, hạ sốt, truyền dịch

Làm thế nào để phòng tránh say nắng, sốc nhiệt?
Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.
Nếu phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng. Người lao động ngoài trời ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10-15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể.
Trung bình một người nên uống từ 2,5-3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng.
Vũ Minh (Theo Pháp luật và bạn đọc)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm