Ngâm chân thảo dược giúp tăng sức khoẻ
Bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo của cơ thể
Hai bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng. Các ngón chân là nơi bắt đầu của các đường kinh âm đi từ chân lên, là nơi kết thúc của các đường kinh dương đi xuống chân. Từ khớp gối đến bàn chân còn là hệ thống ngũ du huyệt của các đường kinh túc thái âm tỳ, túc dương minh vị, túc quyết âm can, túc thiếu dương đởm, túc thiếu âm thận, túc thái dương bàng quang. Qua đó cho thấy các huyệt đạo ở bàn chân tác động đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể, trị liệu bàn chân có thể giúp nâng cao sức khỏe và điều trị bệnh.
Nhưng chân cũng là nơi xa tim nhất, lại tiếp hay phải tiếp xúc với đất, nước nên dễ bị hàn tà, thấp tà, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Y học cổ truyền có nhiều phương pháp trị liệu bàn chân như: Châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, đắp chườm thảo dược, ngâm chân thảo dược… Trị liệu bàn chân không những có tác dụng tại chỗ mà còn có tác dụng toàn thân.

Lợi ích của việc ngâm chân thảo dược
Trong dân gian, người ta vẫn thường ngâm chân với nước ấm đơn thuần, có thể pha thêm chút muối, đun cùng thảo dược có sẵn trong vườn như rễ cây lá lốt, gừng, ngải cứu, cúc tần, đại bi… để tăng cường tác dụng trị liệu.
Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến chúng ta căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể đau nhức. Người cao tuổi thường gặp các vấn đề về xương khớp do thoái hóa, mất ngủ. Hậu COVID-19 cũng gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe trong đó có mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau xương khớp… Ngâm chân thảo dược sẽ giúp cải thiện các vấn đề trên.
Mỗi ngày chúng ta nên dành khoảng 20 – 30 phút để ngâm chân, chúng ra sẽ nhận được nhiều giá trị tốt cho sức khỏe. Ngâm chân thảo dược có những lợi ích sau đây:
Thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp
Chân là nơi dễ bị lạnh, bởi chân xa tim nhất. Việc ngâm chân thảo dược bằng nước ấm sẽ giúp cải thiện tuần hoàn, tăng máu từ tim đến nuôi chân, tăng sự trao đổi chất ở vi tuần hoàn, giảm ứ trệ máu ở tĩnh mạch. Theo y học cổ truyền tức là lưu thông khí huyết ở kinh lạc. Khi ngâm chân nước ấm thường xuyên, các mạch máu được giãn ra, huyết dịch lưu thông, làm giảm sức cản ngoại vi, do đó sẽ giúp huyết áp được điều hòa (bởi huyết áp chịu ảnh hưởng của cung lượng tim và sức cản ngoại vi), đặc biệt hữu ích trong các trường hợp bị tăng huyết áp ở người cao tuổi.
Trừ phong, hàn tà khí; giảm đau nhức, tê bì chân
Ngâm chân bằng nước ấm, đặc biệt là khi ngâm cùng với các loại dược liệu có tác dụng phát tán phong hàn, tán hàn ôn kinh… sẽ giúp làm ôn ấm bàn chân cũng như làm ôn ấm cơ thể. Đặc biệt rất hữu ích vào mùa đông. Ngâm chân giúp giảm đau nhức xương khớp do thoái hóa, viêm khớp dạng thấp, chấn thương; giảm đau thần kinh ngoại vi… (bệnh do phong, hàn, thấp gây ra theo y học cổ truyền). Những người mắc bệnh đái tháo đường, xơ cứng bì thường bị tê bì và lạnh chân. Ngâm chân giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi, phục hồi tổn thương thần kinh, vi mạch ở người mắc đái tháo đường.
Giúp ngủ ngon, sâu giấc
Ngâm chân thảo dược giúp điều hòa hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm, làm cho sự hưng phấn, ức chế được điều tiết, trạng thái thần kinh cân bằng sẽ giúp ngủ ngon. Theo y học cổ truyền, đó là sự điều hòa kinh lạc, âm dương, từ đó ngũ tạng được an, thần chí có nơi cư ngụ sẽ ngủ ngon, không mộng mị.
Xua tan mệt mỏi, stress
Mệt mỏi là do thiếu khí, tuần hoàn máu được cải thiện khi ngâm chân sẽ đem đến nhiều dưỡng khí (Oxy) và tăng đào thải thán khí (Carbonic) giúp chống lại mệt mỏi. Theo y học cổ truyền, khi khí được vận hành lưu thông, sẽ giúp tứ chi linh hoạt, tinh thần minh mẫn. Các loại thảo dược có chứa tinh dầu thơm giúp tăng tác dụng cải thiện tuần hoàn, giải độc cơ thể hiệu quả.
Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Ở chân có rất nhiều huyệt vị (mà huyệt là nơi ra vào của khí). Khi ngâm chân nước ấm sẽ tác động đến các huyệt gây kích thích chức năng của các tạng phủ, tăng cường giải độc và đào thải các chất cặn bã, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức khỏe, chống đỡ bệnh tật.
Khử sạch mùi hôi chân, chống lại bệnh ngoài da ở chân
Các loại thảo dược có mùi thơm, chứa các hoạt chất có tính kháng khuẩn giúp làm sạch chân và phòng chống hôi chân. Ngâm chân giúp dưỡng ẩm, tẩy da chết, giảm ngứa, chống viêm nhiễm… rất tốt cho những người mắc bệnh ngoài da ở chân như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, nấm kẽ nấm móng chân...

Phương pháp ngâm chân thảo dược hiệu quả
Dụng cụ dùng để ngâm chân nên dùng xô hoặc chậu đủ sâu và rộng bằng gỗ hoặc nhựa là tốt nhất để đảm bảo nước ngâm được ấm lâu, chân được thoải mái, ngâm ngập cổ chân (qua huyệt Thái khê – huyệt nguyên của kinh Túc thiếu âm Thận). Hiện nay, tại các trung tâm trị liệu thường sử dụng chậu chuyên dùng để ngâm chân thảo dược với thiết kế kích thước phù hợp, kết hợp hệ thống massage bàn chân, đèn hồng ngoài giúp tăng hiệu quả của việc ngâm chân.
Nhiệt độ nước dùng để ngâm chân phải thích hợp (từ 40oC – 45oC), không nên lạnh hơn bởi nước ấm có tác dụng trị liệu tốt hơn, cũng không nên quá nóng có thể gây khô da và bỏng rát da. Những người bị giảm cảm giác da do một số bệnh về da, thần kinh cần dược người nhà kiểm tra nhiệt độ trước khi ngâm để tránh bị bỏng. Trong quá trình ngâm, nước có thể nguội dần và cần chế thêm nước nóng vào để có nhiệt độ thích hợp, để đảm bảo quá trình và hiệu quả của việc ngâm chân. Có thể thêm vào nước ngâm chân tinh dầu thơm, dược liệu (quế, hồi, đinh hương, huyết giác, ngải cứu, lá lốt, gừng, bạch chỉ, trần bì, địa liền… hoặc bài thuốc ngâm chân thảo dược được thầy thuốc chỉ định), muối, giấm…
Thời gian ngâm chân cho mỗi lần khoảng từ 20 – 30 phút là tốt nhất. Thông thường, khi thời gian ngâm đạt là lúc cơ thể ấm lên, mồ hôi phát ra một chút là được. Thời điểm ngâm chân thích hợp là trước khi ngủ khoảng 30 phút để có giấc ngủ ngon. Người cao tuổi nên ngâm chân vào lúc 4 – 5 giờ chiều (lúc khí huyệt ở thận và bàng quang cao nhất) để có tác dụng tốt nhất với cơ thể.
Sau khi ngâm, cần lau khô chân, xoa bóp hai bàn chân 5 – 7 phút để điều hòa khí huyết, kinh lạc và tránh tiếp xúc ngay với nước lạnh, gió lạnh. Sau đó nên uống thêm một chút nước, xoa dầu dưỡng hoặc kem dưỡng ẩm ở vùng bàn chân.
Thọ Xuân Đường là nơi chắt lọc tinh hoa y học cổ truyền với các bài trị liệu cung đình là địa chỉ uy tín để chăm sóc sức khỏe. Tại đây, lưu giữ nhiều phương pháp và bài trị liệu truyền thống cung đình giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện, trong đó có ngâm chân bằng bài thuốc quý cho Ngự y triều Lê truyền lại, trị liệu bàn chân bằng tinh dầu thảo dược và dưỡng da bàn chân bằng tinh chất thảo dược.
Bác sĩ Thuỳ Ngân (Thọ Xuân Đường)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Nha khoa Nhân Tâm khai trương chi nhánh quận 7: Nâng tầm dịch vụ, bội thu quà vàng
Sáng 22/3, Nha khoa Nhân Tâm chính thức khai trương cơ sở mới tại 35 – 37 KDC Him Lam, đường Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.March 22 at 5:55 pm -
BioHealth tiên phong làm đẹp xanh từ dược liệu Việt
Từ bao đời nay, người Việt đã tận dụng những báu vật thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, từ bồ hòn, lá trầu không đến rau má, gừng, xương rồng tai thỏ... Lấy cảm hứng từ tinh hoa y học dân gian, BioHealth tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại vào dược liệu hữu cơ, mang đến giải pháp chăm sóc cá nhân an toàn, thuần chay và thân thiện với môi trường.March 22 at 1:49 pm -
Sẹo và thuốc trị sẹo Kaapvaal từ Công nghệ Y học tái tạo
Sẹo là dấu vết không mong muốn sau mỗi tổn thương trên da, có thể xuất hiện do tai nạn, bỏng, mụn trứng cá, phẫu thuật hoặc bệnh lý da liễu. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin.March 21 at 10:00 am -
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am