Nghiên cứu mới về các triệu chứng ở những ca mắc COVID-19
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 1/9 đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy hai mũi vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech, Moderna và AstraZeneca có khả năng bảo vệ cao, chống lại các triệu chứng và nguy cơ bệnh trở nặng, theo New York Times.
Các nhà khoa học tại King’s College London (Anh) cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy cho thấy việc tiêm hai liều vaccine giúp giảm khoảng 50% khả năng mắc COVID-19 kéo dài ở người trưởng thành.
Những người được tiêm chủng đầy đủ nếu mắc COVID-19 có khả năng phải nhập viện thấp hơn 73%. Người đã tiêm vaccine nhưng vẫn mắc COVID-19 thường được gọi là trường hợp lây nhiễm đột phá.
Bên cạnh đó, khả năng gặp các triệu chứng nghiêm trọng ở nhóm này cũng giảm 31%, theo nghiên cứu.
Theo đó, các triệu chứng phổ biến nhất, chẳng hạn như mất khứu giác, ho, sốt, đau đầu và mệt mỏi, thường nhẹ hơn ở những người được tiêm chủng đầy đủ, Wales Online đưa tin.

Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng bệnh trong khoảng 28 ngày sau tiêm chủng giảm gần 50% ở những người đã tiêm hai mũi vaccine
Tiến sĩ Claire Steves, nhà nghiên cứu dẫn đầu nghiên cứu cho biết: "Tôi nghĩ đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy việc tiêm chủng đầy đủ giảm đáng kể khả năng mắc COVID-19 kéo dài".
Nhóm nghiên cứu đã phân tích các triệu chứng, tình trạng xét nghiệm và tiêm chủng của hơn 1,2 triệu người trưởng thành trên một ứng dụng di động. Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong gần 1 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ, chỉ 0,2% trong số đó được ghi nhận là các ca mắc COVID-19 đột phá.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã xác nhận rằng biến chủng Delta đang gây ra nhiều ca nhiễm đột phá hơn so với các biến chủng khác. Tuy nhiên, những ca nhiễm được tiêm chủng đầy đủ sẽ có triệu chứng nhẹ hơn.
Tiến sĩ Steves cho biết: "Chúng ta chưa có phương pháp điều trị cho hội chứng COVID-19 kéo dài. Tiêm chủng là một biện pháp phòng ngừa mà mọi người nên áp dụng".
Bà hy vọng rằng những phát hiện có thể khuyến khích nhiều người trẻ tuổi tiêm vaccine. Nhóm này ít có khả năng xuất hiện các triệu chứng nặng so với người lớn tuổi, tuy nhiên họ vẫn có nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài.
Thủy Nguyễn ( theo New York Times)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am