Ngủ quá nhiều có tốt không? Tác động của việc ngủ quá nhiều với cơ thể?
Ngủ quá nhiều có tốt không?
Ngủ quá nhiều là bao nhiêu?
Giấc ngủ vốn là một nhu cầu thiết yếu cho sự phục hồi và duy trì các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, ngủ nhiều lại là một vấn đề đáng lưu tâm. Thông thường, ngủ nhiều được định nghĩa là khi thời lượng giấc ngủ thường xuyên vượt quá mức khuyến nghị cho từng độ tuổi.
Đối với người lớn, ngưỡng báo động thường rơi vào khoảng trên 9 tiếng mỗi đêm. Với trẻ em và thanh thiếu niên, những đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, có nhu cầu ngủ cao hơn, nhưng việc kéo dài giấc ngủ quá 10-11 tiếng mỗi đêm cũng có thể bị xem là ngủ quá mức cần thiết. Vậy ngủ nhiều có tốt không? Hãy cùng so sánh với thời gian ngủ theo độ tuổi.

So sánh với thời gian ngủ lý tưởng theo độ tuổi
Một giấc ngủ chất lượng không chỉ phụ thuộc vào tổng số giờ ngủ mà còn liên quan đến chu kỳ giấc ngủ và độ tuổi. Theo khuyến nghị từ National Sleep Foundation (Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia), thời gian ngủ lý tưởng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời:
- Trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi: Cần ngủ đủ 14 – 17 giờ mỗi ngày.
- Trẻ sơ sinh từ 4 – 11 tháng tuổi: Cần ngủ đủ 12 – 15 giờ mỗi ngày.
- Trẻ giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi: Cần thiết ngủ khoảng 11 – 14 giờ mỗi ngày.
- Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: Cần thiết ngủ 10 – 13 giờ mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 đến 13 tuổi: Cần thiết ngủ đủ 9 – 11 giờ mỗi ngày.
- Từ 14 – 17 tuổi (Thanh thiếu niên): Cần ngủ từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày.
- Từ 18 – 25 tuổi (Thanh niên): Nên ngủ từ 7 – 9 tiếng mỗi ngày.
- Từ 26 – 64 tuổi (Người trưởng thành): Ngủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày.
- Trên 65 tuổi (Người già): Ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chính xác cơ thể mình cần ngủ bao nhiêu là vừa đủ và khi nào nên thức dậy để cảm thấy tỉnh táo nhất. Nếu bạn đang phân vân, hãy thử sử dụng "Công cụ tính chu kỳ giấc ngủ" để xác định thời điểm lý tưởng để đi ngủ và thức dậy theo từng chu kỳ giấc ngủ sâu - REM.
Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ quá mức trong ngày, hay thường xuyên ngủ quá nhiều mà vẫn mệt mỏi, đó có thể là lời cảnh báo bạn nên lắng nghe cơ thể và tìm hiểu nguyên nhân sâu xa hơn. Do đó, ngủ nhiều không hẳn là dấu hiệu của sức khỏe tốt. Điều quan trọng là ngủ đủ – đúng thời lượng, đúng chu kỳ, và thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng sau khi thức dậy.
Nguyên nhân gây ngủ quá nhiều
Ngủ quá nhiều có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố về lối sống, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần. Những thói quen sinh hoạt không điều độ, như thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài có thể làm rối loạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, dẫn đến nhu cầu ngủ nhiều hơn.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý tiềm ẩn như suy giáp, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch, hoặc thậm chí là chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây ra tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, khiến người bệnh ngủ nhiều hơn. Các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu cũng thường liên quan đến sự thay đổi trong thói quen ngủ.
Tác động của việc ngủ quá nhiều đến cơ thể
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Ngủ quá nhiều sẽ làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể nói chung và hệ thần kinh nói riêng. Việc ngủ quá nhiều có thể làm suy giảm hoạt động trí não, giảm phản xạ thần kinh dẫn đến các vấn đề như nhận thức kém, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ.
Tác động tiêu cực lên tim mạch
Chất lượng của giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hòa nhịp tim và huyết áp. Điều này có nghĩa là mọi vấn đề về rối loạn giấc ngủ đều có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tim mạch, bệnh huyết áp bao gồm chứng ngủ quá nhiều.

Nguy cơ béo phì và tiểu đường
Theo một nghiên cứu ở nước ngoài, những người có giấc ngủ hơn 9 tiếng/ngày có khả năng bị béo phì cao hơn 21% so với những người có giấc ngủ bình thường. Ngủ nhiều, ít vận động, béo phì, tiểu đường là những mắt xích liên quan với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến nhau.
Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Giấc ngủ có liên quan mật thiết đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, các hệ miễn dịch và hệ nội tiết. Mọi vấn đề liên quan đến giấc ngủ đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tế bào T (là một loại tế bào bạch cầu, đóng vai trò trung tâm trong hệ thống miễn dịch thích ứng của cơ thể) làm suy giảm hệ miễn dịch. Chính vì thế, để nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, chúng ta cần có các biện pháp cải thiện giấc ngủ, tránh việc ngủ quá nhiều.
Cách điều chỉnh giấc ngủ hợp lý
Xây dựng thói quen ngủ khoa học
Một trong những cách để dễ ngủ hoặc đi vào giấc ngủ nhanh hơn chính là bạn nên lên lịch ngủ - thức và duy trì cố định thời gian ngủ này mỗi ngày bao gồm cả những ngày cuối tuần để dễ dàng kiểm soát nhịp sinh học. Theo đó, khi đã trở thành thói quen, vào đúng thời điểm đi ngủ cơ thể sẽ gửi tín hiệu cho não bộ giúp bạn cảm thấy buồn ngủ và dễ ngủ hơn.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, việc tạo ra một môi trường ngủ lý tưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo phòng ngủ của bạn đủ tối, yên tĩnh và mát mẻ. Tránh sử dụng điện thoại, máy tính,... ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
Nếu bạn sống ở khu vực ồn ào, hãy cân nhắc sử dụng nút bịt tai hoặc máy tạo tiếng ồn trắng để giảm thiểu sự ảnh hưởng cho giấc ngủ. Nhiệt độ phòng lý tưởng cho giấc ngủ thường dao động từ 18 đến 22 độ C, vì vậy bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ trong căn phòng phù hợp để dễ vào giấc hơn.
Ngoài ra, sự thoải mái của chăn ga gối nệm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Hãy chọn bộ chăn ga gối được làm từ chất liệu thoáng khí, mềm mại và có độ thấm hút tốt. Nệm nên có độ cứng vừa phải, hỗ trợ tốt cho cột sống và giúp bạn cảm thấy thư giãn khi nằm. Đầu tư vào một chiếc gối phù hợp với tư thế ngủ của bạn cũng rất quan trọng để tránh đau cổ và vai. Bằng cách chú trọng đến những yếu tố này, bạn có thể tạo ra một không gian lý tưởng để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Điều chỉnh lối sống để hỗ trợ giấc ngủ

Điều chỉnh lối sống khoa học, chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn,... đều giúp hỗ trợ giấc ngủ của bạn sâu hơn.
Việc ngủ quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bản thân. Do vậy, bạn cần có chu kỳ ngủ khoa học, vừa đủ để đảm bảo không làm rối loạn các sinh hoạt hằng ngày cũng như bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Cẩm Đào

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Amway triển khai chương trình huấn luyện cho 30.000 Nhà phân phối về "Buổi sáng dinh dưỡng" hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Amway - Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình "Buổi sáng dinh dưỡng".April 10 at 4:16 pm -
FPT Long Châu và Báo Nhân dân hợp tác và phát triển bền vững vì sức khỏe người Việt
Ngày 9/4/2025, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu và Báo Nhân dân đã ký kết hợp tác truyền thông, chung tay lan tỏa thông tin giá trị vì sức khỏe cộng đồng.April 10 at 11:02 am -
FPT Long Châu tiên phong mang giải pháp mới trong điều trị cho người bị bệnh mỡ máu
Bền bỉ với sứ mệnh mang những tiến bộ y học hàng đầu thế giới đến gần hơn với người Việt nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, FPT Long Châu chính thức giới thiệu giải pháp điều trị mỡ máu thế hệ mới.April 9 at 11:47 am -
Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?
Chi phí điều trị bệnh là không hề rẻ, có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm tiền thuốc, xét nghiệm, giường bệnh và chi phí chăm sóc. Đặc biệt, đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ - những đối tượng có nguy cơ cao, nếu cùng nhiễm bệnh sẽ khiến con số này tăng gấp nhiều lần, tạo áp lực lớn về tài chính lẫn tinh thần.April 4 at 11:15 am