Người bị viêm dạ dày cấp tính có thể ăn những loại trái cây gì?
Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, một số loại trái cây dễ tiêu hóa, ít axit và giàu chất dinh dưỡng có thể được sử dụng với liều lượng hợp lý, nhằm bổ sung năng lượng và điện giải, đồng thời giảm áp lực lên hệ tiêu hóa đang tổn thương. Dưới đây là ba loại trái cây được chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh trong giai đoạn này:
Chuối: Cung cấp kali, dễ tiêu hóa
Chuối là một trong những loại trái cây được khuyến nghị hàng đầu khi người bệnh gặp các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy hoặc mất nước nhẹ. Loại quả này chứa nhiều kali, giúp bù điện giải bị mất do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, thành phần pectin trong chuối còn hỗ trợ cải thiện môi trường đường ruột, làm dịu hệ tiêu hóa và góp phần giảm tình trạng tiêu chảy.

Nên lựa chọn chuối đã chín kỹ để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa
Các chuyên gia khuyến cáo nên chọn chuối đã chín kỹ, tránh sử dụng chuối còn xanh vì có thể gây khó tiêu và tạo áp lực lên dạ dày.
Táo: Hỗ trợ phục hồi niêm mạc ruột

Người bị viêm dạ dày nên chế biến táo trước khi dùng
Táo là thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan và pectin, có tác dụng hấp thụ độc tố trong ruột, đồng thời hỗ trợ phục hồi lớp bảo vệ niêm mạc ruột. Tuy nhiên, táo tươi có độ axit nhất định, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương. Do đó, với người bị viêm dạ dày cấp nên hấp chín và nghiền nhuyễn táo trước khi sử dụng nhằm giảm thiểu nguy cơ kích ứng và giúp dễ tiêu hóa hơn.
Lê: Bổ sung nước và năng lượng tự nhiên

Lê có hàm lượng fructoso cao
Với hàm lượng nước cao, lê là lựa chọn thích hợp để bù nước cho cơ thể khi người bệnh có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy hoặc nôn ói. Lê cũng giàu fructose – loại đường tự nhiên từ trái cây có thể giúp phục hồi năng lượng nhẹ nhàng mà không gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Người bệnh nên gọt vỏ lê và hấp chín cho đến khi mềm để tăng khả năng tiêu hóa và hạn chế kích ứng niêm mạc ruột.
Lưu ý khi sử dụng trái cây trong giai đoạn viêm dạ dày cấp tính
Trong giai đoạn viêm dạ dày ruột cấp tính, không nên sử dụng các loại trái cây có tính axit cao như cam, chanh, bưởi, dứa… vì chúng có thể làm tăng kích ứng và khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cần chú ý tiết chế lượng thức ăn. Theo chuyên gia, bệnh nhân nên chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn khi mới bắt đầu và tăng dần trong những buổi tiếp theo. Đồng thời nên ưu tiên các món ăn nhẹ, dạng mềm, ấm và tránh thực phẩm sống, lạnh hoặc chế biến cầu kỳ.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng như nôn nhiều, tiêu chảy kéo dài, sốt cao, mất nước hoặc không thể ăn uống kéo dài hơn 24 - 48 giờ, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thảo Nguyên (dịch)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm