Người phụ nữ chỉ bị điếc khi nghe thấy giọng đàn ông

Dù có làm cách nào người ta cũng không thể tìm ra nguyên nhân của các căn bệnh lạ. Sự hiếm hoi trong bệnh tật sẽ chẳng khiến người ta nổi tiếng, trái lại đó là sự phiền phức, nhiễu loạn mặc dù đối với y học đó là một cái mới mang tính cách mạng.
13/11/2019 05:30

Một người phụ nữ ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc lại bị điếc theo một cách rất đặc biệt. Bà Chen tâm sự, khoảng thời gian gần đây, bà thấy buồn nôn, ù tai và nghĩ chỉ cần cố gắng ngủ ngon một đêm sẽ khỏe lại.

Thế nhưng sáng sớm hôm sau, bà bỗng nhận ra rằng mình không nghe thấy bất kì điều gì cả. Bà bị điếc!

Mọi chuyện không dừng lại ở đó, bà Chen vẫn có thể nghe thấy tiếng ồn ào xôn xao, tiếng chim hót mưa rơi, nhưng tuyệt nhiên bà không thể nghe giọng chồng mình và những người xung quanh nếu họ là đàn ông!

cong-suc-khoe-2

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, trường hợp nói trên chỉ xảy ra với tỉ lệ 1/13.000 người và do đó rất khó chẩn đoán, vì cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều không biết có căn bệnh này hiện hữu.

Hiện bà Chen và chồng chỉ có thể "nói chuyện" với nhau qua tin nhắn điện thoại hoặc ra dấu bằng tay, nếu muốn đối thoại với chồng hay bất kì bạn bè hoặc người là nam giới thì bà Chen phải đeo máy trợ thính.

Năm 2012, một sinh viên Đại học Lorraine (Pháp) đã thực hiện một nghiên cứu về căn bệnh này. Nó được gọi tên là Menière và đột biến gen DIAPH1 và WFS1.

Bệnh Menière làm tổn thương phần tai giữa, gây ù tai, chóng mặt và rối loạn thính giác.

Viện Nghiên cứu Kresge Hearing thuộc Đại học Michigan của Mỹ giải thích căn bệnh này cũng có thể do một dị dạng ốc tai được gọi là dị sản Mondini (Mondini dysplasia), một hiện tượng đột nhiên mất khả năng thính giác do nhiễm virút, suy thận hoặc sau khi gây tê cột sống.

Hiện bệnh không nghe được âm thanh của đàn ông vẫn chưa có hồ sơ y học nào xác minh và tìm ra cách điều trị.

Trái ngược với bà Chen, những người những tưởng có đôi tai thần thuận phong nhĩ thì đó quả là một cực hình.

Sophia tỉnh dậy sau 1 tai nạn, mọi thứ vẫn bình thường cho đến khi cô nghe thấy tiếng nước tí tách chảy ra từ phòng bếp của nhà hàng xóm!

Sophia hoảng loạn, mồ hôi ướt đẫm áo, cô dứt tóc liên tục đập đầu vào tường vì khó chịu.

Margot Noel, 28 tuổi, dị ứng với các âm thanh như tiếng ăn các thực phẩm giòn, tiếng thì thầm, nhấp lưỡi, tiếng nhấn bút bi và bẻ khớp ngón tay.

Không phải vì cô không thích những âm thanh đó mà vì không thể chịu được các âm thanh khó chịu ấy vang bên tai.

Noel chia sẻ: "Thứ âm thanh đó khiến tôi phải bật khỏi ghế và tôi sẽ phải làm gì đó để khiến nó dừng lại. Tôi có thể nghe thấy mọi âm thanh cách xa mình cả vài trăm mét. Khi nghe thấy chúng, tôi luôn cảm thấy lo lắng tột độ. Hoặc đột nhiên tôi cảm thấy bị ngợp và không thể nghĩ được thứ gì khác. Nếu một ai đó cầm súng và chĩa vào phía tôi, có lẽ tôi cũng sẽ có cảm giác như vậy".

cong-suc-khoe-1

Margot Noel đã phải đối phó với hội chứng này từ khi còn bé. Cô sợ cả tiếng ống hút va vào thành cốc, lo lắng tiếng vò túi và tiếng nhai thức ăn.

Cô từng chia sẻ với bạn bè, người thân về việc mắc hội chứng này và nói với họ rằng, đó không phải là lỗi của họ.

Noel biết về hội chứng đang mắc phải cách đây 3 năm trước sau khi xem một vở kịch. Khi đang thưởng thức vở kịch, cô đột nhiên nghe thấy tiếng thở của một ai đó như thể sắp chết khiến cô ấy mất tập trung vào vở kịch.

Noel đã liên hệ với một trong những nhà khoa học nghiên cứu hội chứng này và có điều kiện trải qua bài kiểm tra 6 giai đoạn để đo phản ứng của cô trước âm thanh. Đáng tiếc, Noel chỉ vượt qua được 2/6 bài kiểm tra trước khi mọi chuyện trở nên quá giới hạn.

Hay như trường hợp của nữ sinh trung học Ellie Rapp, sống tại Pittsburgh, Pennsylvania, Mỹ. Cô cũng bị mắc hội chứng này và luôn cảm thấy tim đập nhanh, bực tức hoặc khóc khi nghe phải những âm thanh gây khó chịu.

Tất cả bạn bè và người thân của Rapp gần như khá bối rối khi phải đối diện với Rapp vì không biết lúc nào sẽ khiến cô cảm thấy khó chịu với những tiếng động quen thuộc hàng ngày của họ.

Căn bệnh này được biết đến với tên khoa học là Misophonia - một hội chứng rối loạn nhạy cảm âm thanh rất hiếm gặp và ít người biết đến.

Tiếng ai đó đang thở, tiếng nhai, tiếng ngáp, tiếng chép miệng, tiếng nhai kẹo cao su, tiếng nghẹt mũi, hắng giọng...có thể khiến họ hoảng loạn, la hét thậm chí lao ra đường!

Đối với những ai sống chung với Misophonia, đó lại là thứ âm thanh gần như mang tính chất tra tấn.

Bữa ăn lại càng đặc biệt khó khăn, vì âm thanh nhai thức ăn có thể làm họ nổi giận. Đây là lý do tại sao các bệnh nhân mắc hội chứng này thường tương tác xã hội bình thường rất khó khăn.

Misophonia rất có thể liên quan đến cách âm thanh ảnh hưởng đến não và kích hoạt các phản ứng khác nhau, thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và thường xuất hiện ở những người IQ cao.

Mặc dù bác sĩ đã có phương pháp điều trị nhất định nhưng vẫn có những lựa chọn khác để kiểm soát Misophonia. Một số cách để kiểm soát Misophonia là: Đeo tai nghe hoặc nút tai, thôi miên, thiền, nói chuyện trị liệu, uống thuốc, điều trị ù tai...

Ngoài ra, lối sống cũng đóng một vai trò lớn trong việc đối phó với Misophonia như tập thể dục thường xuyên, ngồi thiền và nghỉ ngơi. Đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp chữa trị triệt để cho hội chứng này.

Minh Anh (Nguồn Nerdsleep)

 

 

comment Bình luận

largeer