Nguyên nhân béo bụng do đâu?

Nếu bạn áp dụng chế độ ăn hợp lý mà vẫn tăng cân, đặc biệt ở vùng bụng thì rất có thể nguyên nhân là rối loạn hormone.
12/05/2021 13:50

 Kích cỡ vòng eo tăng dù áp dụng chế độ ăn hợp lý

Sara Gottfried, chuyên gia y khoa kiêm tác giả của cuốn The Hormone Cure and The Hormone Reset Die giải thích, khi đến độ tuổi nhất định, cơ thể sẽ gia tăng mức độ kháng insulin, tạo điều kiện cho chất béo được lưu trữ thay vì đốt cháy. Nồng độ estrogen cũng có xu hướng sản sinh nhiều hơn ở phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Tình trạng mất cân bằng hormone này gây kháng insulin, khiến mỡ bụng tích tụ.

Cảm thấy đói ngay sau khi ăn no

Nếu bạn không có cảm giác no và thỏa mãn sau khi ăn một bữa đầy đủ thì có thể hormone sinh dục như estrogen hoặc testosterol đang gián tiếp tác động tới hormone điều hòa trao đổi chất trong cơ thể.

beo-bung-duoi-2

Thường xuyên căng thẳng

Hormone cortisol cũng có thể là nguyên nhân gây tăng mỡ bụng. Khi dư thừa hormone này, cơ thể sẽ cảm thấy căng thẳng, lo lắng, từ đó khiến bạn mất khả năng kiểm soát cân nặng. Theo Jacqueline Montoya, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại GreenMed MD, cơ thể chuyển sang "chế độ sinh tồn" khi gặp phải căng thẳng quá mức. Hormone cortisol tăng cao là dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần dự trữ nhiều chất béo hơn để "sống sót".

Khi bạn căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tiết ra cortisol giúp cơ thể phản ứng thích hợp. Căng thẳng thường xuyên sẽ khiến tuyến thượng thận bắt đầu sản xuất nhiều cortisol hơn so với nhu cầu của cơ thể. Nồng độ cortisol quá cao sẽ làm tăng nhịp tim, huyết áp, đường huyết và mỡ bụng.

Thường xuyên thèm đồ ngọt

Nếu lúc nào bạn cũng thèm ăn đường thì khả năng cao là cơ thể bạn đang bị kháng insulin. Khi kháng insulin, cơ thể bạn không thể hấp thụ đường từ máu, khiến các tế bào luôn thèm tinh bột. Điều này có thể tác động tiêu cực đến nồng độ leptin. Việc giảm độ nhạy với leptin và insulin sẽ khiến bạn ăn nhiều đồ ngọt hơn và không biết khi nào nên dừng lại, dẫn tới tăng cân, béo bụng.

Thay đổi tâm trạng thất thường

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen có xu hướng mất ổn định, kéo theo hiện tượng thay đổi tâm trạng thất thường. Một nghiên cứu tại Đại học Wisconsin đã chỉ ra, đây là lý do khiến phụ nữ có nguy cơ mắc chứng rối loạn cảm xúc hơn nam giới. Nghiên cứu cho thấy, nồng độ estrogen ở phụ nữ thay đổi thất thường nhất tại thời điểm mang thai và bước sang thời kỳ mãn kinh. Đây cũng là thời gian chị em phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm cao nhất. Nồng độ estrogen dao động tự nhiên khi chuyển tiếp sang thời kỳ mãn kinh có thể gây thay đổi tâm trạng và dẫn đến tăng cân. Do đó, thay đổi trọng lượng ở thời kỳ này là hiện tượng bình thường.

Mệt mỏi và mất ngủ

Mất ngủ và kiệt sức có thể bắt nguồn từ tình trạng rối loạn hormone. Thiếu ngủ kéo theo căng thẳng và mệt mỏi cả ngày, từ đó tạo điều kiện cho nồng độ cortisol tăng cao. Hơn nữa, bác sĩ Montoya giải thích, dư thừa hormone cortisol có thể dẫn đến giảm nồng độ hormone tuyến giáp, gây mất kiểm soát cân nặng, ảnh hưởng tới quá trình tái tạo mô, tăng trưởng cơ bắp và sức khỏe tổng thể.

Việc cần làm để cân bằng hormone

Rối loạn nội tiết tố nữ có thể được khắc phục, cải thiện hiệu quả bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Chính vì vậy, phụ nữ cần tuân thủ những việc sau để estrogen được cân bằng, trả lại vòng eo thon gọn.

- Ngủ đủ giấc 7 - 9 tiếng mỗi đêm, đi ngủ trước 10 giờ đêm và tạo thói quen giờ giấc cho cơ thể.

- Hạn chế căng thẳng và stress, giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.

- Tập thể dục thường xuyên, chọn những bài tập phù hợp không quá sức để cơ thể tăng tiết estrogen.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, ít thịt nhiều rau, hạn chế ăn đồ chiên xào và nhiều dầu mỡ. Riêng phụ nữ nên bổ sung thêm 38g protein/ngày để thúc đẩy hormone tăng trưởng và cân bằng lại estrogen.

- Không ăn quá nhiều hay ăn quá ít, bổ sung thêm trà xanh và những chất béo lành mạnh.

Viên Viên (theo Health)

comment Bình luận

largeer