Nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày mãi không dứt

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, đa phần mọi người thường nhầm lẫn trào ngược với tình trạng đau dạ dày. Điều này dẫn tới sai lầm trong cách xử lý khiến bệnh dai dẳng “đeo bám” nhiều năm, thậm chí gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.
03/12/2020 11:04

Phân biệt trào ngược dạ dày và đau dạ dày

Mặc dù có nhiều điểm chung về một số triệu chứng, tuy nhiên điểm khác biệt giữa hai bệnh này cũng không khó để phát hiện ra, bảng dưới đây sẽ thống kê một số tiêu chí để phân biệt 2 bệnh lý này:

 

Trào ngược dạ dày

Đau dạ dày

Triệu chứng

Ợ chua, nóng rát cổ họng

Nuốt vướng, nghẹn cổ

Ợ nhiều sau khi ăn

Các triệu chứng nặng hơn, dồn dập hơn mỗi khi nằm

Đau vùng bụng trên rốn (đau vùng thượng vị)

Đau khi đói, ăn vào hết đau

Đau khi quá no

Buồn nôn, nôn

Vùng gây tổn thương

Các tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra thường tập trung vùng thực quản đổ lên

Các tổn thương do bệnh dạ dày gây ra thường tập trung vùng dạ dày

Sai lầm trong cách xử lý trào ngược dạ dày hầu hết người mắc phải

Ở giai đoạn đầu, bệnh trào ngược thường xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát cổ. Những biểu hiện này khá giống với bệnh dạ dày nên nhiều người tự ý mua thuốc dạ dày về uống, điển hình như thuốc giảm tiết acid, thuốc kháng acid… Về bản chất, các nhóm thuốc này giúp giảm nhanh lượng acid trong dạ dày và vẫn đẩy lùi cơn trào ngược được. Tuy nhiên về lâu dài, các nhóm thuốc dạ dày không thể loại bỏ dứt điểm chứng trào ngược được.

Các thuốc dạ dày chỉ có cơ chế giảm hoặc trung hòa acid dạ dày. Trong khi đó, cơ chế gây chứng trào ngược lại đa dạng hơn, bao gồm cả yếu tố thần kinh, yếu tố tiêu hóa. Bởi thế, về cơ bản khả năng xử lý trào ngược của các thuốc dạ dày không cao. Bên cạnh đó, các thuốc này thường phải dùng theo chỉ định của bác sĩ và thường được khuyến cáo không nên lạm dụng.

Mặc dù vậy, rất nhiều người bị trào ngược vẫn tự ý mua thuốc đau dạ dày về để sử dụng, ỉ lại vào tác dụng ban đầu của thuốc đau dạ dày. Vô hình chung, điều này làm bệnh trào ngược không được xử lý tận gốc, dễ tái phát, thậm chí là chuyển biến nặng hơn và xuất hiện tổn thương, biến chứng ở vùng thực quản.

daday1

Nguyên tắc cơ bản giúp xử lý trào ngược dạ dày hiệu quả

Nếu muốn xử lý bệnh trào ngược dạ dày tận gốc, bạn cần nắm vững những nguyên tắc sau:

Quy tắc ăn:

- Giờ ăn: Cần ăn uống đúng giờ giấc, không nên ăn quá khuya.

- Loại thức ăn: Hạn chế tối đa ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa, đồ ăn gây kích ứng, chua, cay, nóng. Nên chia nhỏ bữa ăn (nếu cần). Không hút thuốc và dùng đồ uống chứa cồn.

Quy tắc ngủ:

- Không nằm ngay sau bữa ăn trưa

- Không thức quá khuya

- Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang trái và gối cao đầu giúp thực quản ở vị trí cao hơn dạ dày nên hạn chế được trào ngược. Đối với người trào ngược nặng, cách tốt nhất là kê 2 chân giường phía trên lên cao 25-30cm, phương pháp này đã được chứng minh góp phần giảm trào ngược về đêm.

Quy tắc sinh hoạt:

- Nên tập thể dục ít nhất 30 phút 1 ngày, bạn cũng có thể tập yoga với các tư thế chống trào ngược.

- Một số người bị trào ngược theo giờ về đêm, vì vậy trước giờ đó họ vô cùng lo sợ, kết quả làm cho trào ngược lại nhiều hơn. Vì vậy, hãy để cơ thể và tinh thần được thoải mái, hạn chế áp lực và suy nghĩ tiêu cực.

Bệnh trào ngược dạ dày rất dễ tái phát và khó trị dứt điểm. Bên cạnh việc tuân thủ các quy tắc trên, bạn có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược, góp phần mang lại hiệu quả nhanh chóng, ổn định, lâu dài và an toàn hơn.

Theo SKĐS

comment Bình luận

largeer