Nhiều Doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh khôi phục hoạt động sản xuất sau đại dịch COVID-19

Khi dịch bệnh trên địa bàn được kiểm soát, các doanh nghiệp ở Bắc Ninh đã khẩn trương khôi phục hoạt động sản xuất, nỗ lực hoàn thành đơn hàng còn dang dở cũng như đón đầu cơ hội mới trong những tháng cuối cùng của năm 2021.
10/10/2021 07:18

 Thành lập Tổ phản ứng nhanh hỗ trợ doanh nghiệp

Đặc thù của tỉnh Bắc Ninh là mật độ dân số cao (gấp 5 lần trung bình cả nước), tập trung nhiều khu công nghiệp với khoảng 450.000 lao động đến từ 21 tỉnh, thành cả nước. Công nhân sống xen lẫn trong cộng đồng dân cư nên tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh lây lan từ cộng đồng vào khu công nghiệp và ngược lại. Bắc Ninh cũng là một trong những địa phương đầu tiên bị ảnh hưởng trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, tình huống nguy hiểm nhất là khi xuất hiện nhiều ca nhiễm trong doanh nghiệp.

Ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với những giải pháp sáng tạo, kịp thời, sự chủ động vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, đến nay, dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được kiểm soát. Tình hình phát triển kinh tế dần được phục hồi, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đã hoạt động bình thường trở lại, hoạt động của các khu công nghiệp lớn được duy trì.

Theo ông Tuấn, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần thứ 4, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh gặp không ít khó khăn như: Nhập cảnh của chuyên gia nước ngoài, lưu thông hàng hóa, thiếu lao động (do cách ly, phong tỏa), thiếu vaccine tiêm cho công nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính khi các khoản vay đến hạn, thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng (do nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, chi phí vận tải cao)…

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, UBND tỉnh Bắc Ninh đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp sáng tạo, chưa từng có tiền lệ, đúng, trúng, quyết tâm cao thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ được sức khỏe người lao động, vừa duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

11

Bắc Ninh tiếp tục triển khai các giải pháp quyết liệt, sáng tạo thực hiện tốt "mục tiêu kép"

Tỉnh Bắc Ninh đã duy trì chiến lược chống dịch xuyên suốt theo 5 nguyên tắc chống dịch "ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch" nhanh chóng ổn định tình hình và thực hiện triệt để phương châm "3 tại chỗ" và "2 địa điểm, 1 cung đường"; thiết lập hệ thống zoom meeting để họp trực tuyến với tất cả các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoặc họp với từng nhóm doanh nghiệp, từng khu công nghiệp để kịp thời triển khai các chỉ đạo và lắng nghe; giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp một cách nhanh nhất; lập cơ sở dữ liệu người lao động từng doanh nghiệp cập nhật vào phần mềm trên trang covid.bacninh.gov.vn…

Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh thành lập Tổ phản ứng nhanh hỗ trợ doanh nghiệp, gọi tắt là tổ phản ứng nhanh 3 nhất với phương châm "tư vấn hiệu quả nhất, giải quyết nhanh nhất, chống dịch an toàn nhất".

Tổ gồm 28 thành viên do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh làm Tổ trưởng, hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống COVID-19 an toàn trong các đơn vị, hỗ trợ giải quyết kịp thời, trực tiếp từng vụ việc cụ thể, từng khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt vươn lên sau đại dịch

Ngày 8/10 vừa qua, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã ban hành văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc quy định xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

10

Công nhân tại Bắc Ninh được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19

Theo đó, sẽ xét nghiệm định kỳ cho người lao động trên địa bàn các xã, phường, thị trấn có nguy cơ và bình thường mới (bao gồm: tại cơ sở sản xuất kinh doanh/doanh nghiệp và nơi thường trú, tạm trú của người lao động).

Đối với người lao động đã tiêm đủ liều vaccine (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, thực hiện xét nghiệm đối với các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở… hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.

Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh, song song với việc hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau đại dịch thì đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thay đổi cơ cấu mặt hàng theo hướng giảm bán hàng nhập khẩu, tăng hàng Việt, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Ông Diêm Quốc Hùng, Giám đốc Hệ thống Siêu thị Dabaco Bắc Ninh cho biết: "Hàng Việt có nguồn gốc rõ ràng; chất lượng ngày càng cải thiện, nhiều loại nông sản còn được gắn tem truy xuất, người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu về sản phẩm. Hàng ngoại cùng loại, chất lượng không hơn hàng Việt trong khi giá bán thường cao hơn do phải chịu thêm thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển. Từ tháng 5 đến nay, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh cả trong nước và nhiều nước trên thế giới, hàng nhập khẩu khó, giá thành cao… người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn hàng trong nước nhiều hơn. Hệ thống Siêu thị cũng hạn chế bán hàng nhập khẩu, tăng lượng hàng hóa sản xuất trong nước…".

Theo nhận định của lãnh đạo Sở Công Thương, do ảnh hưởng dịch COVID-19 việc nhập khẩu hàng hóa khó khăn, nguồn cung hàng nước ngoài vào Việt Nam bị giảm sút. Đây là cơ hội tốt cho hàng sản xuất trong nước vươn lên. Nước ta đã gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do, mới nhất là EVFTA, trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã nỗ lực đổi mới công nghệ, tiếp cận và sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng thiết lập kênh phân phối; nhân rộng cửa hàng, điểm bán hàng Việt tại các địa phương… giúp hàng Việt ngày càng chiếm niềm tin của người tiêu dùng. Đây cũng là cơ hội chiếm thị phần cho những sản phẩm về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của các doanh nghiệp Việt Nam

Để hàng Việt lên ngôi, đòi hỏi các doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh phải chủ động sản xuất hàng chất lượng tốt, giá cạnh tranh; đẩy mạnh kết nối cung - cầu giữa các chủ thể kinh doanh, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; tích cực đưa sản phẩm, dịch vụ vào hệ thống phân phối hiện đại; Chú trọng quảng bá, tuyên truyền, tạo kênh phân phối tốt tiếp cận người tiêu dùng.

* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Trần Tuyên

comment Bình luận

largeer