Những bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Trong nhân gian, lá trầu không thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.
14/03/2023 10:13

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Lá trầu không là một loại lá rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Loại lá này thường được cụ già xưa ăn kèm với cau và vôi. Bên cạnh đó chúng còn được trưng bày trong đám cưới, đám hỏi… Ngoài công dụng trưng bày và ăn, lá trầu không còn có tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa và một số bệnh ngoài da khác như: Viêm da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn, viêm nang lông, á sừng, vảy nến, phát ban da, chàm, nấm da, rụng tóc, nhiễm trùng da… Ngoài ra, chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không cũng đạt hiệu quả không kém.

Empty

(Ảnh: Bệnh viện Favina)

Trong Đông y lá trầu không mang trong mình tính ấm, vị cay nồng đi vào kinh phế, tùy và vị. Dược liệu này có tác dụng bài trừ phong thấp, hạ khí, kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh. Đồng thời làm dịu nhanh tình trạng đau rát, ngứa ngáy do bệnh tổ đỉa và một số bệnh ngoài da khác gây nên. Bên cạnh đó nhờ tính chất kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, lá trầu không có khả năng sát khuẩn cao, giúp tiêu viêm, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Hơn thế, các hoạt chất trong dược liệu còn giúp làm lành nhanh những tổn thương trên về mặt da, thúc đẩy quá trình tái tạo làn da.

Trong Y học hiện đại, lá trầu không chứa một lượng lớn tinh dầu trầu không và những dưỡng chất có lợi mang tên: Chavicol, cađinen, betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen – một hoạt chất có khả năng tạo ra hương vị như mùi khói). Những dưỡng chất này có khả năng giúp cải thiện tốt bệnh tổ đỉa và những triệu chứng khó chịu đi kèm gồm: Viêm, sưng, đỏ, ngứa ngáy, đau rát, nứt da, xuất hiện những mụn nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau…

Ngoài ra, trong nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học còn tìm thấy những khoáng chất có lợi khác trong lá trầu không, bao gồm: Các loại vitamin, các axit amin, tanin, kẽm, canxi, alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol… Những khoáng chất này đóng vai trò như những chất kháng sinh tự nhiên. Chúng có khả năng tiêu diệt tốt vi khuẩn, virus, nấm và những tác nhân gây hại khác.

Ngoài khả năng điều trị bệnh tổ đỉa và các bệnh ngoài da, lá trầu không còn có tác dụng điều trị những bệnh lý sau: Bệnh về phổi, suy nhược thần kinh, thấp khớp, tiểu đau, khó tiểu, viêm tinh hoàn, bệnh về răng miệng…

Hướng dẫn những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, chúng ta có những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không như sau:

Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là bài thuốc vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện lại không tốn nhiều công sức.

Nguyên liệu:

20 gram lá trầu không

Muối hạt.

Cách thực hiện:

Lá trầu không mang đi rửa sạch

Dùng muối hạt hòa tan thành một lượng nước muối vừa đủ

Ngâm lá trầu không trong nước muối từ 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và lượng bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt lá

Vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước sạch

Cho lá trầu không vào nồi cùng với 1 lít nước

Đun sôi nước lá trầu không trong 15 phút

Để nguội bớt hoặc pha cùng một ít nước sạch để cân bằng nhiệt độ

Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, dùng nước lá trầu không ngâm và rửa da trong 20 phút

Thực hiện 1 lần/ngày.

Người bệnh thực hiện bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không trong 30 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Những triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra cũng không còn.

Bài thuốc dùng muối biển và lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa

Empty

(Ảnh: VTV)

Trong Đông y muối biển chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, giúp tiêu viêm và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Bên cạnh đó những hoạt chất trong muối biển còn có khả năng xoa dịu tình trạng đau nhức, giảm sưng, khô da, nứt da, ngứa ngáy, phồng rộp da. Đồng thời khắc phục tốt những mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra.

Nguyên liệu:

20 gram lá trầu không

Muối biển.

Cách thực hiện:

Lá trầu không mang đi rửa sạch

Ngâm lá trầu không trong nước muối từ 10 – 15 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chất và lượng bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt lá

Vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước

Vò nát là trầu không sạch hoặc cho dược liệu vào cối nhỏ và thực hiện giã nát

Cho lá trầu không đã giã vào nồi cùng với 300ml nước sạch

Đun sôi hỗn hợp trong 10 phút thì cho thêm 2,5 gram muối, khuấy đều

Tắt bếp và để nguội bớt

Mang hỗn hợp lá trầu không và muối biển rửa, ngâm những vùng da bị bệnh 2 lần/ngày

Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc dùng muối biển và lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa trong 20 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc dùng rau răm và lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa

Trong Đông y, rau răm mang trong mình tính ấm, vị cay nhẹ có tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, làm dịu nhanh triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ và đau rát. Bên cạnh đó trong nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy trong tinh dầu của rau răm chứa những dưỡng chất có lợi, gồm: Aldehyd (28% decanal, 44% dodecanal), 11% decanol, 15% các sesquiterpene (α-humulene, β-caryophyllene). Những dưỡng chất này đều có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt nhanh những tác nhân gây hại. Đồng thời giúp khắc phục tốt bệnh tổ đỉa và một số bệnh ngoài ra khác.

Chính vì những lợi ích hữu hiệu trên, sự kết hợp giữa rau răm và lá trầu không sẽ tạo ra một bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa hoàn hảo.

Nguyên liệu:

30 gram lá trầu không

30 gram rau răm.

Cách thực hiện:

Lá trầu không và rau răm mang đi rửa sạch

Ngâm lá trầu không và rau răm trong nước muối từ 10 – 15 phút để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và lượng bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt lá

Vớt lá trầu không và rau răm ra ngoài, rửa lại với nước sạch và để ráo nước

Cho lá trầu không và rau răm vào nồi cùng với 1 lít nước

Thực hiện đun sôi hỗn hợp trong 15 phút

Để nguội bớt

Ngâm vùng da bệnh vào nước rau răm và lá trầu không trong 20 phút. Trong thời gian ngâm thuốc, người bệnh nên dùng xác dược liệu chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bệnh để nâng cao hiệu quả điều trị.

Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc dùng rau răm và lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa 1 lần/ngày trong 30 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Tình trạng viêm, sưng, đỏ, ngứa ngáy, đau rát, nứt da, những mụn nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau và các triệu chứng khó chịu khác cũng không còn.

* Lưu ý: Trước khi thực hiện bài thuốc dùng rau răm và lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa, người bệnh cần chọc vỡ những mụn nước. Sau khi chọc vỡ mụn nước thì dùng một chiếc khăn bông mềm, sạch lau khô vùng da bệnh. Đồng thời bôi một lượng thuốc đặc trị lên vùng da bệnh để tránh bị nhiễm trùng.

Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và phèn chua

Trong phèn chua chứa những hoạt chất có khả năng làm tiêu viêm, sát khuẩn, giúp giảm đau, giảm ngứa, cải thiện tình trạng sưng. Đồng thời điều trị bệnh tổ đỉa và khắc phục tốt những triệu chứng đi kèm.

Empty

(Ảnh: Vinmec)

Nguyên liệu:

30 gram lá trầu không

1 cục phèn chua.

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá trầu không

Vò nát là trầu không sạch hoặc cho dược liệu vào cối nhỏ và thực hiện giã nát

Cho lá trầu không đã giã nát vào nồi

Thêm phèn chua và 800ml nước sạch vào cùng

Đun hỗn hợp cho đến khi nước sôi thì tắt bếp

Để nước nguội bớt

Dùng hỗn hợp lá trầu không và phèn chua ngâm rửa những vùng da đang bị bệnh tổ đỉa trong 20 phút hoặc cho đến khi nước nguội hẳn

Dùng bã trầu không chà xát nhẹ nhàng trên vùng da bệnh

Người bệnh cần sử dụng bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và phèn chua 1 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Bên cạnh những bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:

Trước khi quyết định chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh vừa khởi phát và chưa xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng

Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh tổ đỉa lâu năm hoặc đã xuất hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm, bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Vì thế, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn

Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, mức độ phát triển bệnh lý và tình trạng sức khỏe, thời gian sử dụng những bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không ở mỗi người không giống nhau

Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và những bài thuốc dân gian khác thường phát huy tác dụng rất chậm. Do đó, người bệnh cần kiên trì thực hiện thì những dưỡng chất trong dược liệu mới có thể thấm sâu vào cơ thể và phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh

Những bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa kê đơn

Khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, dị ứng hoặc bệnh tình không thuyên giảm, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và báo với bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh có thể kết hợp cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không cùng với những phương pháp điều trị khác. Bởi điều này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả chữa bệnh

Trong thời gian chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, người bệnh cần thường xuyên vận động và luyện tập thể dục. Bởi những bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, ngồi thiền… có thể giúp bạn nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ quá trình chữa bệnh

Khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên thường xuyên bổ sung vitamin và những dưỡng chất cần thiết có trong rau củ quả, trái cây tươi. Ngoài ra, bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa cần hạn chế sử dụng thuốc lá, các loại rượu, bia và những loại thực phẩm không tốt cho người bị tổ đỉa như: Sữa, bắp, lúa mì, thực phẩm có chứa chất bảo quản…

Trong thời gian áp dụng những bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, người bệnh cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn không nên để những áp lực trong công việc khiến cơ thể mệt mỏi. Bởi điều này sẽ làm bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn

Tránh chà xát hoặc gãi mạnh vào những vùng da đang bị nổi mụn nước

Người bệnh nên cắt móng tay và giữ cho tay luôn khô thoáng

Trong thời gian chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, người bệnh cần tắm rửa và vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ. Đồng thời tránh để da tiếp xúc với bụi bẩn và chất hóa học. Bên cạnh đó người bệnh nên sử dụng những sản phẩm có khả năng dưỡng ẩm da, bảo vệ da và thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới.

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có khả năng cải thiện tốt bệnh lý và khắc phục nhanh những triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra như: Viêm, sưng, đỏ, ngứa ngáy, đau rát, nứt da, xuất hiện những mụn nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau… Tuy nhiên phương pháp chữa bệnh này chỉ phù hợp với những bệnh nhân bệnh nhẹ, bệnh vừa khởi phát và không có những triệu chứng nghiêm trọng.

Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh tổ đỉa lâu năm, chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý. Đồng thời áp dụng những biện pháp điều trị chuyên sâu hơn nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những rủi ro không mong muốn. Đồng thời cải thiện tình trạng sức khỏe và điều trị tận gốc bệnh lý.

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer