Những bất cập trong kinh doanh thực phẩm chức năng

Trong những năm gần đây, thực phẩm chức năng (TPCN) đã trở nên rất phổ biến, khá thông dụng trong đời sống ngày nay của người dân. Và trên thực tế, những sản phẩm này đã đem lại không ít lợi ích cho người dùng trong việc dự phòng và hỗ trợ trị liệu bệnh tật.
19/06/2021 11:07

Tuy nhiên, việc lợi dụng kẽ hở trong chính sách quản lý, không ít doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng đã cố tình quảng cáo sai sự thật, quảng cáo sản phẩm như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định về quảng cáo, nội dung quảng cáo không phù hợp với hồ sơ công bố.

anh 1

Quảng cáo TPCN “online” vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng

Kinh doanh quảng cáo TPCN “online” vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng. Việc ngăn ngừa thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả còn hạn chế, khó quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội.

Bộ Y tế thời gian qua đã đưa ra rất nhiều giải pháp xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, hành vi vi phạm của các đối tượng ngày một tinh vi. Các hình thức vi phạm phổ biến là sử dụng hình ảnh, các bài viết của nhân viên y tế hoặc bài viết, phản hồi của người tiêu dùng nhằm ám chỉ thực phẩm là thuốc chữa bệnh hoặc có công dụng như thuốc chữa bệnh, là trái quy định pháp luật. Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân còn có hành vi quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm; dùng hình ảnh bác sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, hoặc logo các đài truyền hình để lồng ghép nội dung quảng cáo trái phép, gần như lừa dối người tiêu dùng về công dụng của các thực phẩm bảo vệ sức khỏe... Năm 2020, cơ quan chức năng đã xử phạt hàng chục cơ sở vi phạm về quảng cáo tổng số tiền phạt là gần 2 tỉ đồng.

Thủ đoạn tinh vi trong quảng cáo thực phẩm “online”

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, các đơn vị này quảng cáo rộng khắp qua mạng xã hội, các trang thông tin điện tử, thậm chí gọi điện thoại trực tiếp để tiếp cận tới người tiêu dùng. Bộ Y tế thời gian qua đã đưa ra rất nhiều giải pháp: ngoài xử lý theo quy định của Nhà nước, Bộ còn công khai vi phạm trên trang web của Cục An toàn thực phẩm, trên trang của Bộ Y tế và thông tin cho các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, hành vi vi phạm ngày càng tinh vi.

anh 2

Cụ thể, các đối tượng mở tên miền để quảng cáo, nhưng nếu vi phạm và Cục ATVSTP phát hiện ra và yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông hỗ trợ đóng tên miền đó, thì ngay lập tức họ sẽ mở tên miền khác. Hoặc họ đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng nếu bị phát hiện vi phạm sẽ chuyển máy chủ sang nước ngoài. Một trong những hành vi khác sẽ rất khó khăn cho cơ quan quản lý là quảng cáo xuyên biên giới, tức những công ty nước ngoài mua “đất quảng cáo” trên các trang thương mại, sàn giao dịch, website của các cơ quan truyền thông, và họ toàn quyền sử dụng để quảng cáo sản phẩm mà chủ cho thuê không hay biết.

Để ngăn chặn tình trạng này, cục An toàn Thực phẩm đã phối hợp Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công thương, Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao,… để đưa ra các giải pháp phù hợp. Thế nhưng, hiện nay tình trạng vi phạm quảng cáo vẫn rất phức tạp.

Cần quản lý chặt quảng cáo thực phẩm chức năng, tránh để hệ luỵ lớn

Những năm gần đây, thị trường thực phẩm chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam đang là một mảnh đất màu mỡ để nhiều doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp phân phối thực phẩm chức năng, đã cố tình làm ăn chộp giật, coi lợi nhuận là trên hết, có hành vi lừa dối người tiêu dùng, cố tình quảng cáo sai sự thật, quảng cáo thực phẩm chăm sóc sức khoẻ như thần dược khiến nhiều người mua phải sản phẩm kém chất lượng, thậm chí độc hại cho sức khỏe, tiền mất tật mang và dư luận hết sức bức xúc.

Trên thị trường TPCN hiện nay, hơn 70% số TPCN được tiêu thụ ở nước ta là hàng sản xuất trong nước, hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu. Năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 doanh nghiệp đăng ký và đủ điều kiện sản xuất TPCN. Số sản phẩm được lưu hành trên thị trường là 63 sản phẩm. Đến năm 2017, có tới gần 4,190 công ty đăng ký sản xuất kinh doanh TPCN. Số lượng sản phẩm được lưu hành cũng lên tới hơn 10.930 sản phẩm. Nếu không có sự quản lý tốt trong việc quảng cáo loại sản phẩm này, hệ lụy sẽ vô cùng lớn.

Quảng cáo là hoạt động cần thiết nhằm giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng; tạo thêm nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quảng cáo còn là hoạt động mang tính văn hóa và ngành kinh tế quan trọng. Vì thế, việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, hoàn thiện pháp luật quảng cáo là một yêu cầu cấp bách, vì đó không chỉ là sự thích ứng cần có của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà còn là cách tăng cường sự biểu đạt các giá trị thẩm mỹ, văn hóa, xã hội ở lĩnh vực kinh tế này.

Với việc phát triển vượt bậc của mạng lưới internet và công nghệ số, việc người tiêu dùng tìm kiếm một sản phẩm thực phẩm chức năng không không phải là khó khăn. Tuy nhiên với những bất cập nêu trên, người tiêu dùng sẽ hoài nghi về những sản phẩm quảng cáo “online” trên thị trường hiện nay. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp, công ty sản xuất những sản phẩm thực phẩm chức năng uy tín, chất lượng. Sản phẩm họ đưa ra thị trường dễ dàng bị người tiêu dùng đánh giá giống các sản phẩm kém chất lượng kia.

Chính vì vậy, cần một giải pháp giúp người mua có thể tin tưởng lựa chọn được sản phẩm tốt, không lo “tiền mất, tật mang”. Đối với người bán có một kênh bán hàng chính thống, tạo uy tín đối với người mua và không bị ảnh hưởng, chịu đánh giá chung bởi các nhãn hàng kém chất lượng gây ra.

Trước những nhu cầu cấp bách đặt ra, một sàn thương mại điện tử trực thuộc Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam, do Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Đại Việt nghiên cứu, phát triển trên nền tảng website và app đã ra đời và có tên gọi: Alo Sức Khỏe – Alosuckhoe.vn

anh 3

Sàn thương mại điện tử Alo Sức khoẻ

Alo Sức khoẻ là sàn thương mại điện tử đầu tiên chuyên các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Đây là kênh truyền thông uy tín cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, được bảo trợ thông tin bởi Hội GD Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam.

Đây là giải pháp kịp thời cho ngành TPCN, kết nối người mua – người bán có nhu cầu dòng sản phẩm chăm sóc sức khoẻ.

 

 

 ĐNK

comment Bình luận

largeer