Những con người có điểm chung đáng trân trọng và việc làm ý nghĩa cho đời

Nhóm “Cháo lan toả yêu thương” và nhóm “Team tình nguyện Hà Nội” được thành lập từ năm 2017 với sự góp mặt của hơn 20 thành viên. Hai nhóm thiện nguyện này dành thời gian vào thứ 6 và chủ nhật hàng tuần để phát cháo, chè, cơm,… tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (Hà Nội).
16/05/2023 08:27

Ngôi nhà của chị Nguyễn Thu Phương (Pháp danh Bảo An) ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội là địa chỉ quen thuộc của những chị em trong nhóm “Cháo lan toả yêu thương” và nhóm “Team tình nguyện”. Mỗi sáng thứ 6 và chủ nhật hàng tuần, nơi đây lại rực lửa với mùi thơm của những món ăn, suất cơm đầy ắp tình thương. Đây chính là nơi gắn kết những tấm lòng thiện nguyện, mỗi người một việc làm nhỏ cùng nhau góp thành hoạt động mang ý nghĩa lớn, trao yêu thương đến những người có hoàn cảnh khó khăn.

Nhóm “Cháo lan toả yêu thương” và nhóm “Team tình nguyện Hà Nội”

Nhóm “Cháo lan toả yêu thương” và nhóm “Team tình nguyện Hà Nội”

Thấu hiểu những người bệnh khi phải “chạy từng đồng” để có thể chữa bệnh, những người có tấm lòng hảo tâm với những việc làm hết sức ý nghĩa đã mang đến niềm vui nho nhỏ cho các bệnh nhân nơi hai bệnh viện lớn của Hà Nội.

Nhóm “Team tình nguyện Hà Nội”

Nhóm “Team tình nguyện Hà Nội”

Nơi góc phải của Viện Huyết học truyền máu có bóng dáng những con người mặc áo màu xanh lá cây và xanh da trời với hàng chữ Nhóm “Cháo lan toả yêu thương” và nhóm “Team tình nguyện Hà Nội” tràn đầy nhiệt huyết và tấm lòng cao cả khi miệng chào mời, tay thoăn thắt sắp các suất cơm để phát cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Empty
Empty

Ở đó, mỗi người có một điều kiện kinh tế khác nhau, một công việc khác nhau nhưng ở họ có điểm chung đáng trân trọng là lòng yêu thương, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người nghèo. Với họ, công việc này là niềm vui mỗi tuần. Từ điểm chung đó, họ là những người xa lạ bỗng thân nhau như người trong nhà và trở thành anh chị em để cùng nhau làm những việc có ý nghĩa bằng cái tâm thiện nguyện.

Empty
Empty

Khối lượng người phải hơn 20 mới đủ để vừa nấu cơm, nấu cháo, để còn sắp xếp vào các khay, vận chuyển đến nơi tập kết, sắp xếp ra theo từng khu để dễ phân phát. Một suất phát có thể là cơm, cháo, chè, bánh chưng, canh,… với đầy đủ món mặn, cơm, rau,… Nguồn thực phẩm có thể là từ các nhà tài trợ, nếu thiếu 2 nhóm sẽ mua bổ sung để có thể nấu trọn vẹn 600 suất ăn cho ngày phát.

Empty
Anh Nguyễn Năng Hoan thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện của 2 nhóm

Anh Nguyễn Năng Hoan thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện của 2 nhóm

Mỗi tuần, cứ đều đặn, căn bếp ấy, làm ra 600 suất cơm hoặc cháo để phát tại bệnh viện đã lên lịch sẵn, cứ thứ 6 hàng tuần thì phát tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, chủ nhật tuần sau thì phát ở Viện Huyết học truyền máu Trung ương. Không chỉ 600 suất cơm chứa đựng tình cảm mà còn có chè, bánh chưng,… cải thiện thêm cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Empty
Empty

Anh Nguyễn Năng Hoan cho biết: “Nguồn tài trợ đều từ chính những người trong nhóm trích ra, mỗi tháng từ 100 – 200 nghìn đồng/người để thực hiện các bữa cơm, cháo này. Khi nào thiếu lại kêu gọi thêm từ các nguồn tài trợ khác như bạn bè, người thân, có những người tài trợ bằng hiện vật như vài trăm bánh chưng, bánh ngọt để 2 nhóm có thể phát thêm cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân”.

Empty
Empty

Ngoài phát cháo, cơm ở 2 bệnh viện này, nhóm “Cháo lan toả yêu thương” còn duy trì cố định khoảng 2 tháng/lần lên vùng Tây Bắc để phát đồ bao gồm nhu yếu phẩm, quần áo cũ, sách vở cho người nghèo, học sinh nghèo. Nhóm “Team thiện nguyện Hà Nội” thì sẽ tham gia xây dựng trường học, cầu, đường ở vùng sâu, vùng xa.

Empty
Ngoài phát cơm, cháo, nhóm

Ngoài phát cơm, cháo, nhóm "Team thiện nguyện Hà Nội" còn xây cầu cho bà con vùng sâu, vùng xa

“Chúng tôi làm những việc này không có ý nghĩ gì khác ngoài thương cảm những hoàn cảnh nghèo khổ hơn chúng tôi, đây là nơi chúng tôi chia sẻ những sức lực và giúp ích cho họ một phần nào đó”, anh Hoan chia sẻ.

Những việc làm của 2 nhóm thiện nguyện là đang cho đi rất nhiều và họ nhận được chính là những nụ cười, những lời động viên của các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi họ là những “bông hoa” tô điểm thêm cho cuộc sống này.

Chị Thu Phương (áo xanh lá cây) dành những tình cảm đặc biệt cho các hoàn cảnh khó khăn

Chị Thu Phương (áo xanh lá cây) dành những tình cảm đặc biệt cho các hoàn cảnh khó khăn

“Chúng tôi duy trì nhóm càng ngày càng mạnh, do tôi là một bệnh nhân ung thư, cách đây 8 năm, tôi điều trị hoá trị tại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ, khi đó, tôi nhận được các suất cơm, suất cháo 0 đồng của các thầy chùa Quán Sứ, tôi quyết tâm khi đỡ bệnh sẽ về làm chương trình cơm, cháo 0 đồng để giúp mọi người. Những người đã từng ở viện đều biết khi nhận những suất cơm, cháo 0 đồng rất ý nghĩa và thấu hiểu hoàn cảnh của họ. Khi bệnh đã đỡ hơn, tôi thành lập ngay bếp cháo, cơm 0 đồng để đi phát ở các Bệnh viện tại Hà Nội”, chị Phương chia sẻ thêm.

Ở viện K thì số lượng người nhà và bệnh nhân đến nhận cơm, cháo khá đông, có khi đến 50 người 1 lượt, lại vào thứ 6 nên chỉ khoảng gần 10 tình nguyện viên tham gia vì là những người đi làm và sinh viên nhưng dù có vất vả đến mấy họ vẫn cứ nở nụ cười trên môi, trao yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn.

Chị Huyền và con trai 5 tuổi bị ung thư máu

Chị Huyền và con trai 5 tuổi bị ung thư máu

Chị Huyền (SN 1995) ở Quảng Trị đang có cậu con trai thứ 2 lên 5 tuổi điều trị ung thư máu tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương nói trong dòng nước mắt: “Con tôi được điều trị từ tháng 7/2022, với chi phí khám chữa bệnh và thuốc men cho con đã tốn hết hơn 100 triệu đồng, hai vợ chồng tôi chỉ làm công nhân bình thường. Tiền để chữa chạy cho con từ họ hàng, bạn bè, hàng xóm giúp đỡ quyên góp để cho con có một cơ hội sống thêm một thời gian nữa. Nhờ sự cứu chữa của bác sĩ, cháu đã có tiến triển hơn trước. Với hoàn cảnh gia đình như hiện nay thì mỗi suất cơm 0 đồng là bớt đi 1 phần nhỏ chi phí sinh hoạt để thêm 1 phần vào tiền chữa chạy cho cháu. Mong muốn lớn nhất của tôi lúc này là con có thể khỏi bệnh, được đi học, đến trường như bao bạn bè khác”.

Empty

Không chỉ chị Huyền mà rất rất nhiều bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân đều không khỏi xúc động khi nhận những suất cơm thiện nguyện này. Đối với người bình thường thì suất cơm nhỏ bé ấy không đáng giá là bao, nhưng với những người đang chống chọi với bệnh tật, với những người có hoàn cảnh khó khăn thì với họ là những gì lớn lao và có ý nghĩa với họ vô cùng.

Empty
Những suất cơm ấm áp tình người

Những suất cơm ấm áp tình người

Một người nhà bệnh nhân sau khi nhận suất cơm nóng hổi đã nói rất to: "Lòng hảo tâm của các cô chú rất tuyệt vời!". Có nhiêu đâu, 1 lời nói vậy thôi nhưng đoàn người ấy lại thấy ấm lòng và họ tự nhủ sẽ tiếp tục hành trình “lan toả yêu thương” của mình.

Empty

Có thể thấy, tuy việc làm nhỏ nhưng nếu dốc hết lòng, đặt hết tâm và tình yêu thương vào đó thì sẽ mang ý nghĩa rất thiết thực. Những suất cơm ấm áp tình người của hai nhóm thiện nguyện đã thật sự tiếp thêm sức mạnh giúp những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, vượt qua đau đớn của bệnh tật.

Nguyễn Trang - Ảnh: NVCC

comment Bình luận

largeer