Những điều cần biết về xạ trị trong ung thư ở trẻ em

Liệu pháp xạ trị (hay gọi ngắn gọn là xạ trị) là một phương pháp điều trị ung thư, bằng cách sử dụng các tia phóng xạ có mức năng lượng cao* để tiêu diệt các tế bào ác tính và làm giảm kích thước khối bướu.
20/04/2023 15:39

*Các tia phóng xạ nếu có mức năng lượng thấp thường được sử dụng để chụp Xquang

(Định nghĩa theo NCI – Viện Ung Thư Hoa Kỳ)

Vai trò của xạ trị trên bệnh nhi ung thư

Xạ trị được dùng để điều trị ung thư: làm chậm hoặc dừng hẳn sự phát triển của tế bào ác tính, ngăn ngừa sự tái phát.

Xạ trị còn được dùng để làm giảm triệu chứng do khối u này gây ra (điều trị giảm nhẹ): tia xạ tiêu diệt tế bào ác tính, làm giảm kích thước khối bướu, từ đó làm giảm triệu chứng do khối u gây ra. Ví dụ: giảm đau do khối u chèn ép tủy, giảm khó thở do u chèn ép đường thở, các khối u di căn phổi…

ung-thu-o-tre-em-lua-chon-dieu-tri-1280x720

(Ảnh: Y học cộng đồng)

Một số chỉ định xạ trị ở bênh nhân nhi như: xạ trị dự phòng bạch cầu cấp, xạ trị u não, xạ u thận, xương…

Những điều cần biết về liệu pháp xạ trị

- Xạ trị không chỉ tiêu diệt các tế bào ưng thư, mà còn làm tổn thương đến các mô lành xung quanh khối u từ đó gây ra tác dụng phụ. Tùy thuộc vào số lượng mô lành và liều xạ được sử dụng, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau.

- Bệnh nhi khi xạ trị cần phải ăn uống đầy đủ để duy trì cân nặng, vận động vừa sức: mục đích để cơ thể có đủ năng lượng hồi phục cơ thể sau mỗi lần xạ trị.

- Tổng chi phí cho cả đợt xạ trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại xạ trị, kĩ thuật xạ trị, số lần xạ: tuy nhiên hầu hết các kỹ thuật xạ trị đã được bảo hiểm y tế thanh toán.

Theo Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố

comment Bình luận

largeer