Những loại rau củ nấu chín quá lâu dễ mất chất dinh dưỡng

Rau cải xanh (kale), cải bó xôi (spinach), khoai tây... là những loại rau củ khi nấu chín quá lâu dễ mất chất dinh dưỡng.
27/11/2024 17:43

Rau cải xanh (kale) và cải bó xôi (spinach)

Đây là những loại rau dễ mất chất dinh dưỡng khi luộc chín do tính chất hóa học của chúng.

Hai loại rau này có vitamin C và folate, đây là các loại vitamin tan trong nước, rất nhạy cảm với nhiệt độ cao và dễ bị hòa tan vào nước luộc. Khi luộc rau, một phần lớn các chất dinh dưỡng này sẽ tan ra nước, dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng trong rau.

Nghiên cứu cho thấy, việc luộc rau xanh có thể làm mất từ 35-50% vitamin C và folate nếu nấu quá lâu. Đồng thời, trong cải bó xôi và cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa như lutein và beta-carotene. Những chất này rất nhạy cảm với nhiệt và dễ bị phá vỡ cấu trúc khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài.

caixanh

(Ảnh minh họa: Boldsky)

Khoai tây

Khoai tây dễ mất chất khi luộc do các đặc điểm liên quan đến cấu trúc dinh dưỡng và phản ứng của chúng với nhiệt độ cao và nước.

Vitamin C và các vitamin nhóm B (như B6, thiamin) trong khoai tây là những chất dễ tan trong nước và nhạy cảm với nhiệt. Khi luộc, các chất dinh dưỡng này bị hòa tan vào nước luộc, dẫn đến việc giảm giá trị dinh dưỡng của khoai tây.

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng, khoai tây có thể mất 30-50% lượng vitamin C khi luộc, đặc biệt nếu luộc trong thời gian dài. Đồng thời, khoai tây chứa nhiều kali và một số khoáng chất vi lượng. Khi luộc, những chất này tan ra trong nước.

Nhiệt độ cao trong quá trình luộc làm phá vỡ cấu trúc tinh bột trong khoai tây, cũng khiến chúng dễ dàng bị "nhão" và mất đi một phần kết cấu ban đầu, giảm dinh dưỡng.

Bí đỏ

Bí đỏ dễ mất chất dinh dưỡng khi nấu chín do các đặc tính hóa học và phản ứng của dưỡng chất với nhiệt độ cao và nước trong quá trình nấu.

Bí đỏ chứa nhiều vitamin C và một số vitamin nhóm B (như folate), đều là các vitamin tan trong nước. Khi luộc hoặc nấu trong nước, một phần lớn các vitamin này có thể hòa tan vào nước nấu, dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng.

Bí đỏ giàu beta-carotene, một dạng tiền chất của vitamin A có lợi cho mắt và hệ miễn dịch. Dù beta-carotene ổn định hơn khi tiếp xúc với nhiệt, nhưng nấu quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao cũng có thể làm giảm hiệu quả của chất này. Polyphenol và các chất chống oxy hóa khác trong bí đỏ cũng bị phân hủy bởi nhiệt độ cao.

Nhiệt độ cao trong quá trình nấu làm mềm cấu trúc tế bào của bí đỏ, khiến một số chất xơ hòa tan hoặc mất đi tính nguyên bản. Điều này làm giảm lợi ích của chất xơ đối với hệ tiêu hóa.

Theo Healthline

comment Bình luận

largeer