Những nguyên tắc khi ăn uống để tránh ngộ độc thực phẩm

Mùa hè là thời điểm thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong thực phẩm ăn uống. Thức ăn chế biến được để ở nhiệt độ thường quá 2 giờ có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
29/05/2018 18:53

Những nguyên tắc khi ăn uống để tránh ngộ độc thực phẩm

Theo khuyến cáo của tổ chức Y thế thế giới (WHO), đây là 10 nguyên tắc “vàng” về đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.

  • Chọn thực phẩm an toàn

Sử dụng thực phẩm rõ xuất xứ nguồn gốc. Hạn chế mua đồ ăn đã nấu sẵn, vì nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao trong quá trình đóng gói và sản xuất. Đảm bảo thực ăn được đựng trong bao bì sạch, an toàn và hộp cách nhiệt.

  • Nấu kỹ thức ăn

Thực hiện “ ăn chín uống sôi”, không ăn thức ăn mới được nấu tái. Vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ > 80 độ C. Việc trần sơ chỉ làm chín được phía ngoài, nhiệt độ chưa kịp ngấm vào trong để làm chín hoàn toàn thực phẩm.

  • Ăn ngay khi thức ăn mới được nấu chín

Thức ăn sau khi nấu khoảng 2h đồng hồ đã có khả năng gây ngộ độc. Vì vậy ăn càng sớm càng tốt.

  • Không để lẫn thực phẩm sống và chín

Khi đi siêu thị hoặc bảo quản đồ ăn trong tủ, chúng ta thường vô tình bỏ chung đồ sống và chín. Cần lưu ý tách riêng 2 loại để tránh vi khuẩn từ đồ ăn sống sẽ dính vào món đã được nấu chín, gây ngộ độc.

  • Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã được nấu chín

Theo Boldsky, nhiệt độ cao vào mùa hè khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Do đó tốt nhất là bạn nên giữ tất cả các thức ăn trong tủ lạnh nếu bạn chưa muốn ăn chúng ngay lập tức. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn cho thực phẩm và chính bạn.

nguyen tac an uong tranh ngo doc thuc pham
  • Đun kỹ lại thức ăn trước khi ăn

Sau khi được bảo quản tủ lạnh, thức ăn cần được làm nóng lại một lần nữa, để cho nhiệt ngấm sâu vào trong thực phẩm thì cần đun nóng hẳn thức ăn. Thay vì chỉ tráng bằng nước nóng hoặc hấp cách thủy.

  • Luôn giữ tay sạch sẽ

Nếu bạn cảm thấy không khỏe, thì bạn không chạm vào thực phẩm. Vi khuẩn từ thức ăn có thể sẽ xâm nhập vào cơ thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cần rửa tay thật kỹ khi chế biến thức ăn sống và trước khi dùng bữa để đảm bảo vệ sinh.

  • Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, dụng cụ chế biến sạch sẽ

Bát đũa, đồ dùng bếp cũng có thể gây lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Hãy đảm bảo việc vệ sinh chùi rửa bát đĩa thật sạch và dọn dẹp cẩn thận sau khi ăn bằng cách lau hoặc sấy khô, phơi nắng chúng trước khi cất.

nguyen tac an uong tranh ngo doc thuc pham 1
  • Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác

Các loại côn trùng, gặm nhấm và các loại động vật là một trung gian lây bênh, chúng tiếp xúc với các đồ vật bẩn hoặc vùng có vi khuẩn thường xuyên. Khi tiếp xúc với thực phẩm có thể khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn dù đã được làm sạch và nấu chín kỹ

  • Sử dụng nguồn nước sạch

Chúng ta làm sạch thực phẩm trước khi chế biến, đun nấu và lau chùi bát đĩa đều phải sử dụng nước. Vì vậy để đảm bảo an toàn thực phẩm điều quan trọng hàng đầu là nguồn nước sử dụng cần phải sạch sẽ, được lọc theo đúng quy trình và đủ điều kiện an toàn tiêu chuẩn.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cần phải tuân thủ tối thiểu 10 nguyên tắc trên, bảo vệ sức khoe cho bản thân và cả gia đình là trách nhiệm của mỗi người.

comment Bình luận

largeer