Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thuốc paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nếu uống quá liều có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc. Khi bị ngộ độc paracetamol nếu không được sơ cứu, điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
20/05/2018 17:48

1. Ngộ độ thuốc paracetamol biểu hiện ra sao?

Paracetamol (hay acetaminophen) là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi và không cần dùng theo đơn thuốc của bác sĩ kê. Do vậy, tỉ lệ ngộ độc thuốc ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Khi dùng thuốc quá liều, phần lớn thuốc được hấp thụ trong khoảng  2 giờ, nồng độ đỉnh đạt được sau 4 giờ uống.

Theo nghiên cứu, 90% paracetamol được chuyển hoá ở gan theo con đường sulphat hoá và glucuronide hoá. Phần còn lại được hệ enzym cytochrome P-450 chuyển hoá nốt (hệ này chủ yếu ở gan) thành N-acetyl-p-benzoquinoneimine (NAPQI).

Khi uống paracetamol quá liều thường gây hoại tử gan. Theo thống kê của Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, tỏng 2 năm 2002 – 2004, tỉ lệ ngộ độc paracetamol đứng thứ 2 trong các trường hợp ngộ độc thuốc.

Thuốc paracetamol làm tổn thương gan chủ yếu ở vùng 3 (trung tâm thùy). Vì vùng này nồng độ chất oxy hóa lớn nhất. Khi bị ngộ độc hoại tử có thể lan sang vùng 1 và 2.

Empty

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thuốc paracetamol. Ngộ độc thuốc có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời

Mặt khác, ngộ độ thuốc paracetamol còn gây hoại tử ống thận, giảm huyết áp và gây  hội chứng gan thận. Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu bia, lạm dụng thuốc paracetamol có nguy cơ bị tổn thương gan cao honw.

Bởi chất cồn trong bia rượu làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Đồng thời làm biến đổi cấu trúc phân tử của các hoạt chất paracetamol khiến chất độ tích tụ trong gan nhiều hơn gây bệnh viêm gan, xơ gan, hoại tử gan.

Nguyên nhân gây ngộ độc gan chủ yếu do hoại tử. Ngoài ra, ngộ độc cũng xuất hiện ở những bệnh nhân dùng paracetamol kéo dài hoặc phối hợp với các loại thuốc chứa paracetamol để giảm đau như hỗn hợp thần kinh, Decolgen, Pamin…

Theo các bác sĩ, liều dùng paracetamol có thể gây ra ngộ độc là trên 150mg/kg cân nặng. Khi bị ngộ độc, triệu chứng bệnh xuất hiện theo 4 giai đoạn:

- 24 giờ đầu có hiện tượng buồn nôn, nôn.

- 1 – 3 ngày: khó chịu, đau nhức ở mạn sườn.

- 3 – 4 ngày: có thể phát triển thành suy gan tối cấp biểu hiện ở hiện tượng vàng da, bệnh não gan, rối loạn đông máu…

- 5 – 2 tuần: nếu được cứu chữa kịp thời thì chức năng gan sẽ phục hồi dần. Song nếu không được cứu chữa sẽ dẫn đến tử vong.

2. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thuốc paracetamol

Triệu chứng ngộ độc thuốc paracetamol thường biểu hiện rất rõ ở bên ngoài như vàng da, hôn mê, chảy máu, hạ đường huyết, đau gan… Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Vậy nên, khi phát hiện các triệu chứng ngộ độc thuốc paracetamol, thì cần biết cách sơ cứu như sau:

- Cần thực hiện gây nôn ngay từ khi vừa mới uống thuốc paracetamol.

- Sau đó sử dụng than hoạt tính hoặc thuốc tẩy muối hay nước chè đặc để giảm hấp thụ lượng độc tố từ thuốc vào gan.

- Với trẻ em, để gây nôn có thể cho tay vào sâu bên trong vổ họng của nạn nhân (trong trường hợp bé không tự nôn được).

- Nếu bệnh nhân là người lớn có thể hướng dẫn họ cách tự nôn như móc tay hoặc sử dụng thuốc gây nôn.

- Tuy nhiên, việc gây nôn quan trọng hơn việc để ý ngón tay nhiễm khiaanr. Do đó, chỉ cần lấy ngón tay sạch để thực hiện là được.

Empty

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thuốc paracetamol. Móc họng là cách giúp nôn ra thuốc đơn giản nhất

- Khi ngón tay chọc vào gốc lưỡi, phản xạ nôn sẽ xuất hiện.

- Sau khi đã nôn được thuốc ra thì có thể súc miệng bằng nước sạch.

- Nếu cảm thấy sức khỏe bệnh nhân yếu dần thì nên đưa ngay đến bệnh viện để bác sĩ truyền dịch, xử lý thải độc cho gan tránh gây nguy hiểm.

Để phòng tránh tình trạng ngộ độc paracetamol, các bác sĩ khuyên không nên dùng thuố để tự điều trị bệnh quá 5 ngày (khi bị cảm cúm với trẻ nhỏ) và quá 10 ngày đối với người lớn. Những người có tiểu sử bệnh gan, đang bị bệnh gan, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, người bị mất nước, người đang sử dụng thuốc chống co giật… thì phải thận trọng khi dùng thuốc paracetamol. Nếu muốn sử dụng thì cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Khi muốn giảm sốt bằng thuốc paracetamol, liều dùng cho trẻ từ 10 – 15mg/kg cân nặng, uống từ 3 – 4 lần. Liều dùng tối đa cho trẻ không quá 60mg/kg/ngày.

Với người lớn, mỗi lần uống 500 - 1.000mg, ngày uống 3 lần, không nên quá 3g trong ngày. Riêng đối với người cao tuổi, liều dùng nên thấp hơn do chức năng gan đã kém.

Đặc biệt, tuyệt đối không được dùng thuốc khi uống rượu và uống nhiều thuốc paracetamol cùng 1 lúc. Khi có dấu hiệu bị ngộ độc do uống thuốc quá liều mà không tự sơ cứu được thì cần đưa đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành rửa ruột, thải độc cho gan.

comment Bình luận

largeer