Cách sơ cứu khi bị nghẹn thức ăn

Nghẹn thức ăn có thể do ăn vội, do căng thẳng hoặc do bệnh lý nào đó về thực quản. Nghẹn thức ăn có thể gây tắc thở nếu không được cấp cứu kịp thời.
18/04/2018 13:27

Nghẹn thức ăn là gì?

Nghẹn thức ăn là triệu chứng thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhâu. Nghẹn xuất hiện do rối loạn co bóp của thực quản mỗi lần có thức ăn, nước uống chuyển từ miệng xuống đến dạ dày.

Một điểm cần lưu ý, nghẹn là triệu chứng chứ không được gọi là bệnh. Nghẹn có thể do ăn uống gây nên song nghẹn cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nhau.

Khởi đầu khi bị nghẹn là việc cơ thể cảm giác nuốt vướng ở phần xương ức, nuốt nghẹn mờ hồ. Dấu hiệu này nhất thấy tương đối rõ khi nuốt thức ăn đặc.

Các triệu chứng nghẹn tăng dần và biểu hiện ngày càng rõ. Người bị nghẹn nhẹ thường phải dừng lại để uống nước hoặc chan nước canh để uống. Tuy nhiên, ở một số trường hợp có người nghẹn cả nước.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹn thức ăn khác nhau, song các chuyên gia y tế gộp chúng thành 2 nhóm nguyên nhân chính gồm: nghẹn  do rối loạn chức năng co bóp của thực quản và nghẹn do bệnh lý.

Empty

Cách sơ cứu khi bị nghẹn thức ăn. Nghẹn thức ăn có thể do nguyên nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể

Nghẹn do rối loạn chức năng co bóp của thực quản: Tình trạng nghẹn này xuất hiện do việc ăn uống vội vàng, nhai không kỹ, nuốt miếng thức ăn quá to. Hoặc ăn phải thức ăn cứng, khó nhai dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng nuốt.  

Điều này khiến phản xạ co bóp nhịp nhàng của thực quản bị rối loạn làm cho thức ăn, đồ uống tạm thời dừng chuyển động gây nghẹn. Một số nghiên cứu chỉ ra, những người căng thẳng đầu óc, tức giận, uất ức cũng có thể dễ dẫn đến tình trạng nghẹn thức ăn.

Nghẹn thức ăn do bệnh lý:

- Hẹp thực quản do rối loạn chức năng vật động của thực quản như co thắt thực quản, giảm nhu động thực quản có thể dẫn đến tình trạng nghẹn thức ăn khi không may ăn miếng thức ăn to một chút.

- Nghẹn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các khối u thực quản. Thông thường là ung thư thực quản song cũng có thể là khối u lành tính. Ung thư thực quản là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nghẹn ở người lớn.

- Viêm thực quản, túi thừa thực quản, dị vật thực quản, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹn thức ăn.

- Ngoài ra, nghẹn thức ăn cũng có thể xuất hiện do bệnh bướu cổ, các khối u phế quản, phổi, suy tim, dày thất tim, tim to, phình mạch…

Nghẹn thức ăn đặc biệt nguy hiểm đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ. Bởi nếu không được cấp cứu hoặc sơ cứu kịp thời, miếng thức ăn nghẹn trong cổ có thể gây tắc đường thở dẫn đến tử vong.

Cách sơ cứu khi bị nghẹn thức ăn

Thông thường khi bị nghẹn nạn nhân sẽ có các dấu hiệu cơ bản sau: không có khả năng nói chuyện, khó thở hay thở khò khè, không có khả năng h mạnh, da môi hay móng tím tái hoặc bất tỉnh. Lúc này những người xung quanh phải thực hiện nay các thao tác sơ cứu tại chỗ.

Hội Chữ thập đỏ khuyến nghị, khi bị nghẹn thức ăn nên thực hiện cách sơ cứu “5-5”:

- Vỗ vào lưng 5 lần: đầu tiên dùng lòng bàn tay vỗ vào lưng của nạn nhân 5 lần (vùng giữa hai tay bả vai).

- Ấn mạnh vào bụng 5 lần (còn gọi là nghiệm pháp hem-lich)

- Thực hiện luân phiên việc vỗ lưng và ấn mạnh cho đến khi nghiến thức ăn bị nghẹn rơi ra.

Empty

Cách sơ cứu bằng liệu pháp hem-lich cho người khác:

- Liệu pháp hem-lich là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật nằm chặn trong đường thở, chiếm hết diện tích của đường thở. Nguyên tắc của liệu pháp này là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra áp lực lớn đột ngột đẩy dị vật ra ngoài.

- Cách thực hiện:

Bước 1: dùng tay ôm lấy phần eo nạn nhân, cho nạn nhân cúi người về phía trước.

Bước 2: nắm tay lại, đặt nắm tay lên phần trên rốn của nạn nhân.

Empty

Bước 3: dùng tay còn lại ôm lấy bàn tay đang nắm và ấn thật nhanh, mạnh vào bụng thoe chiều hướng lến trên. Trong trường hợp cần thiết ấn liên tục 5 lần.

Bước 4: nếu vật dị vật chưa rơi ra thì tiếp tục sơ cứu theo kiểu “5-5”.

Ttrong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, thực hiện cấp cứu hồi sức tim phổi (CPR) bằng việc ấn mạnh vào ngực và làm thông thoáng đường thở.

Cách sơ cứu bằng liệu pháp hem-lich cho bản thân: Cần gọi xem cấp cứu ngay nếu lúc bị nghẹn chỉ có 1 mình. Trong thời gian đợi xem cấp cứu thì tự đặt nắm tay phía trên rối của mình, dùng tay còn lại nắm chặt lấy bàn tay đang đặt ở rốn. Sau đó cúi người lên một chỗ dựa cứng – như bàn hoặc ghế, ấn nắm tay của bạn bên trong, hướng lên trên.

Empty

Sơ cứu bằng liệu pháp hem-lich cho người béo phì hoặc phụ nữ mang thai: cần đặt bàn tay cao hơn một chút so với vị trí của liệu pháp hem-lich thông thường. Có nghĩa là cần đặt tay ở phần xương ức, ngay phía trên xương sường thấp nhất. Tiếp đó cũng thực hiện ấn nhanh, mạnh vào ngực.

Lặp lại quy trình nếu như thức ăn hoặc không rơi ra ngoài hoặc nạn nhân vẫn bất tỉnh. Trong khi sơ cứu hãy nhờ những người xung quanh gọi cấp cứu.

comment Bình luận

largeer