Những việc cần làm ngay khi bị chó cắn

Khi bị chó cắn bạn cần phải sơ cứu ngay để tránh những hậu quả nghiêm trọng của bệnh dại đến sức khỏe.
28/07/2018 15:37

Vệ sinh vết cắn sạch sẽ

Vệ sinh vết cắn là bước vô cùng quan trọng và cần thiết khi bị chó cắn. Nếu như bạn xử lý không đúng cách hoặc không đúng thời điểm thì sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cho cơ thể. Chính vì vậy nếu bạn bị chó cắn thì cần theo những bước dưới đây:

Đầu tiên bạn cần phải tách rời phần quần áo với phần vết thương do chó cắn. làm như vậy sẽ hạn chế được nước bọt của chó dính thêm vào vết thương cũng ngăn ngừa những vi khuẩn khác tiếp xúc và giúp cho nạn nhân không bị đau khi vết thương cọ vào quần áo.

Ngay sau đó bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước đang chảy mạnh. Nếu có nước ấm rửa thì càng tốt. Bên cạnh đó bạn có thể dùng thêm xầ bông hoặc nước muối loãng và có thể là dung dịch sát trùng để rửa vết thương. Tuy nhiên ở bước này bạn nên lưu ý không chà sát quá mạnh vì như vậy sẽ làm vết thương nghiêm trọng hơn.

Kiểm tra vết thương

Đây cũng là thao tác quan trọng. Ngay sau khi vệ sinh vết chó cắn thì bạn nên kiểm tra tình trạng của vết cắn ở mức độ nặng hay nhẹ. Nếu đó chỉ là những vết xước ngoài da nhỏ thì bạn có thể tự sơ cứu và băng bó ở nhà.

Empty

Những việc cần làm ngay khi bị chó cắn. Đầu tiên bạn cần phải tách rời phần quần áo với phần vết thương do chó cắn. làm như vậy sẽ hạn chế được nước bọt của chó dính thêm vào vết thương

Ngược lại, nếu đó là những vết cắn nghiêm trọng thì bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức, cụ thể là những biểu hiện của vết thương như sau:

- Vết chó cắn sâu trên 2cm.

- Những vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục.

- Sau khi băng bó 15 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng.

- Có quá nhiều vết cắn trên cơ  thể

Băng bó vết thương

Sau khi đã rửa sạch vết thương và xem xét tình trạng vết thương bạn cần dùng gạc để băng bó vết thương lại. Lưu ý cần phải lựa chọn loại gạc và vải sạch để hạn chế vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên việc băng bó không nên quá mạnh tay vì như vậy sẽ làm cho máu không thể lưu thông.

Nếu vết thương quá sâu khiến cho máu chảy không ngừng thì nên sơ cứu nhanh chóng và lập tức đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời và tránh tình trạng mất máu quá nhiều.

Theo dõi con chó

Đây là điều vô cùng quan trọng để xác định bạn có bị phát dại không. Trước hết bạn nên chú ý con chó ở đâu tới. Nếu là loại chó có chủ thì nên đề nghị chủ nhốt lại vừa không để chó cắn những người khác đồng thời giúp bạn có thể theo dõi tình trạng chó dễ dàng hơn.

Empty

Những việc cần làm ngay khi bị chó cắn. Nên vệ sinh vết thương ngay khi bị cắn

Tuy nhiên nếu con chó cắn là chó hoang hoặc chó lạ và có thể sau 15 ngày theo dõi con chó bỗng nhiên có những biểu lạ thì bạn nên đến bệnh viện để có những phương pháp chữa trị ngay.

Những biểu hiện lạ của chó như: mắt đỏ ngầu, sùi bọt mép, buồn bã, chảy nước dãi...thì bạn nên đến cơ sở y tế để tiêm phòng dại. Ngoài ra, nếu như địa điểm bạn bị cắn là nơi đang có dịch bệnh chó mèo hay vết thương sâu thì cũng nên đi tiêm chống dại. Bên cạnh đó, nếu bạn là người đang mắc một trong những bệnh như tiểu đường, bệnh gan, ung thư, HIV thì cũng cần liên hệ với trung tâm y tế ngay để có hướng giải quyết kịp thời.

Trên đây là những cách sơ cứu khi bị chó cắn bạn có thể áp dụng để hạn chế những rủi ro đến cơ thể.

comment Bình luận

largeer