Phải làm gì khi trẻ em bị chó cắn?

Khi trẻ nhỏ nhà bạn bị chó cắn gia đình lo lắng không biết con mình có bị bệnh dại không. Bệnh dại truyền nhiễm gây ảnh hưởng tính mạng con người do virut dại gây ra nên tỷ lệ tử vong rất cao.
27/05/2018 15:12

1. Phải làm gì khi trẻ em bị chó cắn?

  • Khi nhìn thấy chó cắn trẻ

Mẹ nhanh chóng, đưa con khu vực xử lý vết thương nhanh tại chỗ bằng việc rửa vết thương ở dưới vòi nước chảy với xà phòng diệt khuẩn trong thời gian 15 phút.

Nếu như mẹ không có đồ dùng rửa thì có thể rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước, nhưng cần phải dùng một miếng bông chấm vết thương  cho con vì chạm trực tiếp sẽ làm vết thương đau hơn.

Sau đó mẹ nên sử dụng cồn 70% không nên dùng quá nhiều để tránh làm bỏng da. hoặc nước muối pha loãng để rửa sạch vết thương một lần nữa cho con. Mẹ lưu ý tuyệt đối không chà xát mạnh, nếu không tình trạng vết cắn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi có máu chảy mẹ nên cầm máu cho bé, mẹ đưa cao vết thương lên càng cao càng tốt để tránh việc máu chảy ra quá nhiều. Sau đó mẹ hãy dùng một miếng bông sạch để băng vết thương lại.

phai lam gi khi tre em bi cho can.jpg 1

Trong vòng 48h. Mẹ đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Đối với những vết thương do chó cắn gây ra, và gia đình nên chú ý à theo dõi con chó đã con bạn, trong vòng 7-15 ngày để có được thông tin hữu ích cho việc điều trị.như chó biểu hiện nước dãi nhiều, giọng sủa khàn, liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.

  •  Không nhìn thấy chó cắn trẻ

Mẹ nên hỏi con có cảm thấy đau nhức nơi vết cắn không? đồng thời kiểm tra vết cắn bị sưng tấy và có biểu hiện khác thường gì không như sốt, đau đầu, co cứng, co giật, co thắt hô hấp, sùi bọt mép,…Rất có thể con bạn đang có biểu hiện của bệnh dại. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thể trạng con bạn suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và có thể là gây tử vong.

Mẹ cũng phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng, nước muối, sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn.

Sau đó mẹ đưa bé đến ngay trung tâm y tế dự phòng quận,huyện để được khám và điều trị tiêm phòng bằng kháng huyết thanh hay vắcxin dại.

Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm văcxin. Khi tiêm văcxin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại văcxin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.

Có thể đến Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng, Trung tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại, riêng huyết thanh kháng dại chỉ đến Viện Pasteur và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới mới có.

2. Biện pháp phòng chống bệnh dại

Gia đình hạn chế nuôi chó mèo trong nhà

Nếu có nuôi chó mèo, gia đình nên tiêm phòng dại cho chúng, không cho chạy loanh quanh trong nhà hay ngoài sân.

Chó nuôi phải xích, nhốt. không nên cho ra ngoài.

Khi thả chó ra đường, gia đình phải có rọ mõm đeo cho nó.

Người bị chó, mèo nghi bị chó dại cắn phải đi tiêm phòng dại sớm, đầy đủ.

Phải luôn để mắt đến các bé ngay cả khi chó đã đươc xích.

phai lam gi khi tre em bi cho can

3. Triệu chứng dại ở động vật

- Hung dữ khác thường.

- Nước dãi nhiều.

- Giọng sủa khàn.

- Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.

- Triệu chứng dại của mèo giống của chó, nhưng mèo thích lánh vào chỗ tối, rất nguy hiểm.

comment Bình luận

largeer