Ninh thuận: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”

Nghề làm gốm của người Chăm không đơn thuần chỉ là kỹ thuật sản xuất, tạo ra sản phẩm cụ thể mà ở đó còn hội tụ, chứa đựng rất nhiều bí quyết, kỹ năng, kinh nghiệm được trao truyền từ đời này qua đời khác, tạo thành một nghệ thuật, đó là “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”.
15/06/2023 16:03
Gốm được coi là biểu hiện của sự sáng tạo cá nhân do người phụ nữ Chăm làm ra trên cơ sở tri thức, được truyền lại qua các thế hệ trong gia đình thông qua thực hành và lưu truyền trong cộng đồng. Nghề gốm đã góp phần gìn giữ thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam

Gốm được coi là biểu hiện của sự sáng tạo cá nhân do người phụ nữ Chăm làm ra trên cơ sở tri thức, được truyền lại qua các thế hệ trong gia đình thông qua thực hành và lưu truyền trong cộng đồng. Nghề gốm đã góp phần gìn giữ thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam

Gốm là vật dụng không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm

Gốm là vật dụng không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm

Hiện nay, gốm Chăm còn hiện diện chủ yếu ở hai làng là Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận)

Hiện nay, gốm Chăm còn hiện diện chủ yếu ở hai làng là Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận)

Đặc điểm nổi bật của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm là kỹ thuật chế tác gốm không dùng bàn xoay, gốm không tráng men, được phơi khô, nung ngoài trời bằng củi và rơm

Đặc điểm nổi bật của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm là kỹ thuật chế tác gốm không dùng bàn xoay, gốm không tráng men, được phơi khô, nung ngoài trời bằng củi và rơm

Dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, vẫn giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm, tạo nên giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm

Dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, vẫn giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm, tạo nên giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm

Với những giá trị được ghi nhận từ nghệ thuật làm gốm của người Chăm, ngày 29/11/2022, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO công nhận.

Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023 được diễn ra từ ngày 13/6/2023 đến hết ngày 18/6/2023 với 12 hoạt động cấp tỉnh về văn hóa, thể thao và du lịch rất đặc sắc, hấp dẫn, quy mô lớn và nhiều hoạt động hưởng ứng khác từ các huyện, thành phố trong tỉnh Ninh Thuận.

Cao Ánh

comment Bình luận

largeer