Nỗi lo ngộ độc hải sản
Vì sao hải sản gây độc?
Trong cơ thể của so biển chứa độc tố có tên là tetrodotoxin. Độc tố này được phát hiện không chỉ ở các hải sản (cá nóc, sò biển, bạch tuộc đốm xanh, sao biển, một số loài ốc, cua...) mà còn ở các động vật trên cạn (cóc, ếch, kỳ nhông...), tập trung nồng độ cao ở da, gan, trứng của các động vật kể trên.
Ác một nỗi, các hải sản này thịt rất ngon nên rất được ưa chuộng. Tại Nhật, chỉ có những đầu bếp lành nghề, có chứng chỉ đào tạo hẳn hoi mới được phép chế biến thịt cá nóc, ấy vậy mà thỉnh thoảng vẫn có nạn nhân ngộ độc.
Theo một công bố mới đây của Viện Hải dương học, hiện trên vùng biển Việt Nam có tới 39 loài hải sản mang nhiều độc tố gây chết người. Trong đó có 22 loài cá, 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có 2 loài cá nóc nước ngọt nên tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.
Độc tố nguy hiểm ra sao?
Tetrodotoxin là một trong những chất độc thần kinh cực mạnh từng được biết đến. Khi thâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tác động lên hệ thần kinh gây tê liệt tay, chân, cơ hô hấp. Chỉ với một liều rất thấp, chúng sẽ gây ngừng thở, tử vong nhanh chóng.
Nỗi lo ngộ độc hải sản cao điểm nhất vào mùa du lịch
Độc tố không bị nhiệt phá hủy, vẫn tồn tại khi nấu chín hay phơi khô, sấy. Nấu ăn thông thường không làm mất độc tính, có thể làm tăng tác động độc hại do đặc tính tan trong nước.
Khi ăn phải, chỉ sau 30 phút đến 2 giờ, nạn nhân sẽ có cảm giác tê môi và đầu lưỡi, các ngón tay bị tê cứng, đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, đôi khi kèm theo nôn mửa, sau đó là tê liệt vận động, đứng ngồi khó khăn, thay đổi tri giác, phát âm khó, khó thở... và có thể tử vong nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Các loại ngộ độc hải sản
Có 3 loại ngộ độc chính của thủy hải sản sau đây:
Ngộ độc Ciguatera: Đây là dạng ngộ độc hải sản phổ biến nhất. Ciguatera là dạng ngộ độc thực phẩm do ăn phải loài cá sống ở những rạn san hô chứa độc tố tự nhiên, thường ở các vùng biển nhiệt đới, ấm nóng.
Chất độc được tích tụ trong gan, ruột, đầu hay trứng cá. Những con cá lớn có thể bị nhiễm độc khi chúng ăn cá nhỏ, ăn phải các loại tảo độc ở khu vực này. Độc tố ciguatera đặc biệt nguy hiểm vì nó không bị phân hủy dưới nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng.
Ngộ độc scombroid (ngộ độc histamin): Đây là dạng ngộ độc do ăn phải những loài cá có họ scrombridae như cá ngừ, cá thu, cá trích. Thịt cá khi bị biến chất (cá ươn) tạo ra hàm lượng histamin rất cao gây ngộ độc. Loại ngộ độc này có biểu hiện là nổi mề đay, ngứa nên dễ nhầm với dị ứng thực phẩm.
Chú ý vấn đề đảm bảo vệ sinh khi sử dụng hải sản
Tuy nhiên, ngộ độc do scrombroid còn có biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng..., thường xảy ra với số lượng lớn người cùng ăn một loại thủy hải sản đó. Độc tố này có thể có ở ngay cả cá nước ngọt khi cá để ở nhiệt độ môi trường quá nóng. Chất độc scombroid có thể không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ khi nấu chín thức ăn. Nếu nghi ngờ cá nhiễm độc, nên bỏ đi.
Động vật có vỏ gây ngộ độc: Các loài động vật thân mềm có mai, vỏ như ngao, sò, trai, cua, ghẹ... cũng có khả năng gây độc nếu bản thân hải sản đó nhiễm ký sinh trùng, nang trùng mà không được nấu chín kỹ. Nguyên nhân là do các loài động vật có vỏ dưới biển ăn các loại tảo có độc, từ đó gây ngộ độc cho người, nặng nhất có thể dẫn tới nhiễm độc thần kinh.
Cách sơ cứu đúng
Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị, giải độc đặc hiệu, phần lớn là điều trị triệu chứng, chú trọng hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, chống co giật. Tất cả trường hợp ngộ độc dù nặng hay nhẹ đều cần phải nhập viện theo dõi sát sao.
Nếu có dấu hiệu bị ngộ độc, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân để tống hết thức ăn ra ngoài. Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và nếu là trẻ em không nên gây nôn vì dễ bị sặc.
Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim, phải cấp cứu khẩn bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi. Sau khi sơ cứu, khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện để xử lý tiếp.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng ngộ độc hải sản, chỉ mua và sử dụng hải sản tại các nhà hàng đáng tin cậy vì đôi khi người đánh bắt không phân biệt được loại nào có thể ăn được; Không ăn hải sản lạ, quý hiếm khi chưa biết rõ độc tính bên trong.
Khi đi biển, người dân cần chú ý tai nạn nhiễm độc do sinh vật biển gây ra. Ví dụ như cá mặt quỷ, nhím cầu gai, bạch tuộc vòng xanh, sứa. Không ít trường hợp đang bơi bị nhiễm độc do sinh vật biển dẫn đến tê liệt toàn thân, suy hô hấp, thậm chí là tử vong. Lấy ví dụ như bị sứa châm, biểu hiện thường gặp là tổn thương tại chỗ, buốt, đau.
Còn ấu trùng sứa châm gây cảm giác đau, mụn rải rác. Tuy nhiên, một số loài sứa độc có thể gây tình trạng co giật, khó thở. Khi bị sứa châm, cần phải dùng dấm, chanh rửa vết thương tại chỗ, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Đặc biệt, trong nước biển và một số loại động vật biển có chứa một loại vi khuẩn có tên khoa học là Vibriovulmficus.
Chất độc từ loại vi khuẩn này giống như chất độc có trong nọc rắn hổ mang. Loại vi khuẩn này có thể gây tổn thương tại chỗ, hoại tử sau đó nếu nhiễm khuẩn máu có thể gây tử vong. Khi tiếp xúc với nước biển hoặc động vật biển, nếu bị thương thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Theo ThS.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), từ đầu mùa hè đến nay, ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhận các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, mùa hè là mùa của du lịch biển, các gia đình cần chú ý khi sử dụng hải sản, tránh ngộ độc, nhiễm độc do hải sản. Nguyên nhân là do mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm cũng cao.
Môi trường này là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn dẫn tới ô nhiễm hoặc làm cho thức ăn dễ ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận. Nhiều loại hải sản có độc như một số loại ốc, sam so, bạch tuộc vòng xanh hay cá nóc.
Người dân thường có sở thích ăn các loại thực phẩm độc, lạ. Tuy nhiên, những loại hải sản có chứa độc tố phải đặc biệt tránh. Hay khi xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ thì cần phải tránh ăn hải sản đánh bắt tại khu vực đó.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm