Nội soi phế quản bao nhiêu tiền?

Nội soi phế quản bao nhiêu tiền? Nội soi phế quản giúp xác định các bệnh lý có thể xảy ra đối với người bệnh. Mức chi phí cho 1 lần nội soi phế quản tùy thuộc vào từng bệnh viện, cơ cơ sở khám chữa bệnh khác nhau.
13/03/2018 13:42

Khi nào cần phải nội soi phế quản?

Nội soi phế quản còn có tên gọi khác là nội soi khí phế quản, nội soi thanh khí phế quản. Nội soi phế quản là một thủ thuật thăm khám bên trong cây phế quản bằng một ống nội soi nhỏ. Thủ thuật này là kỹ thuật chẩn đoán, điều trị quan trọng đối với chuyên khoa hô hấp.

Nội soi phế quản có thể mô tả chính xác các tổn thương bên trong cây phế quản. Thông qua bệnh phẩm lấy được từ bên trong cây phế quản, bác sĩ có thể: xác định bệnh, phân biệt, tiên lượng tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Với nội soi phế quản, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ, gắn camera và đèn ở một đầu sau đó đưa vào đường thở của người bệnh để quan sát cấu trúc bên trong đó. Thông thường, nội soi phế quản giúp bác sĩ nhìn thấy hầu họng, dây thanh âm, thanh quản, khí quản và những đường dẫn khí nhỏ ở bên dưới.

Nội soi phế quản thường sử dụng các ống nội soi quang học mềm. Ống này khá nhỏ, dễ uống con, có ánh sáng ở cuối ống để giúp quan sát. Thông thường, ống có đường kính bằng khoảng 1 cây bút chì.

Empty

Nội soi phế quản bao nhiêu tiền? Nội soi phế quản có thể được thực hiện thông qua đường mũi hoặc đường miệng

Thủ thuật nội soi phế quản được thực hiện nhằm hai mục đích chính là chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh. Nội soi phế quản được thực hiện khi bạn có những dấu hiệu sau:

- Nội soi được thực hiện khi người bệnh gặp các vấn đề hô hấp như chảy máu, khó thở, hoặc ho kéo dài (ở trường hợp ho mãn tính).

- Nội soi phế quản được thực hiện để các xét nghiệm, chụp x-quang cho kết quả không tốt liên quan đến hệ hô hấp, phổi.

- Nội soi phế quản để lấy mẫu mô hoặc chất nhầy (đờm) để kiểm tra.

- Nội soi phế quản khi người bệnh xuất hiện các dị vật trong đường thở, kiểm tra phát hiện khối u trong đường hô hấp…

Nội soi phế quản bao nhiêu tiền?

Nội soi phế quản được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi vào miệng rồi qua phía thành sau họng, xuống khí quản và xuống tới phế quản. Để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi, các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân trước khi nội soi không được ăn, uống bất kỳ thứ gì trong vòng từ 6 – 12 tiếng đồng hồ. Đồng thời không được uống các loại thuốc như aspirin, ibuprofen hoặc các loại thuốc chống đông máu.

Thông thường, một cuộc nội soi phế quản chỉ kéo dài khoảng 15 phút. Nội soi phế quản được đánh giá là khá an toàn, không gây nguy hiểm cho người bệnh. Những vấn đề từ một cuộc nội soi phế quản thường xuất phát từ bệnh như: bệnh dân cảm thấy sợ dẫn đến tim đậu loạn nhịp…

Một vấn đề được đại đa số người trước khi nội soi phế quản đều quan tâm: chi phí nội soi phế quản bao nhiêu tiền? Thực chất, chi phí nội soi phế quản không có mức giá ấn định cụ thể cho tất cả các bệnh viện, phòng khám. Chi phí nội soi phế quản có thể cao hoặc thấp hơn một chút tùy theo từng bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.

Empty

Nội soi phế quản bao nhiêu tiền? Mức chi phí nội soi cao hoặc thấp tùy thuộc vào từng bệnh viện và phòng khám khác nhau

Lý do mức chi phí này cao hoặc thấp hơn một chút là do người bệnh lựa chọn phương pháp nội soi. Người khám có thể chọn nội soi bằng ống mềm, song cũng có thể chọn nội soi bằng ống cứng.

Tại một số phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện tư nhân thì mức chi phí nội soi phế quản có thể đắt hơn ở các bệnh viện một chút. Lý do đắt hơn là bởi họ phải chi trả chi phí thuê mặt bằng làm việc và một số lý do khác.

Tóm lại, để nắm chắc được chi phí cho 1 lần nội soi phế quản người đi khám bệnh có thể đến trực tiếp quầy lễ tân, quầy thu phí dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám để hỏi chi tiết.

Một vấn đề khác mà người bệnh cũng cần quan tâm là: sau khi thực hiện xong thủ thuật này cần nằm nghỉ ngơi vài giờ tại bệnh viện, phòng khám trước khi về nhà đối với bệnh nhân được sử dụng thuốc an thần. Bởi thuốc an thần có thể gây cảm giác lâng lâng, không minh mẫn cho người bệnh. Việc di chuyển khi còn tác dụng của thuốc về nhà là không an toàn.

Mặt khác, sau 2 tiếng nội soi phế quản người bệnh không nên ăn uống gì vì lúc này họng vẫn còn cảm giác tê. Bệnh nhân cần được đưa về nhà theo dõi khoảng vài tiếng sau đó mới ăn uống để đảm bảo an toàn.

comment Bình luận

largeer