Thời gian ủ bệnh viêm phế quản cấp bao lâu?

Thời gian ủ bệnh viêm phế quản cấp bao lâu? Viêm phế quản cấp là bệnh lý thường gặp được chia thành 2 dạng là viêm phế quản cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp có thời ủ bệnh khá ngắn chỉ khoảng từ 1 – 3 ngày.
24/02/2018 09:00

Thời gian ủ bệnh viêm phế quản cấp bao lâu?

Viêm phế quản cấp được biết đến là một bệnh lý về đường hô hấp. Ở một số quốc gia, bệnh viêm phế quản cấp được gọi với tên khác là cảm lạnh ngực. Viêm phế quản cấp gây ra tình trạng viêm cấp tính niêm mạc của phế quản khi tiếp xúc với các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài như: tác nhân lý hóa, tác nhân vi sinh.

Thông thường, viêm phế quản cấp xuất hiện ở dạng viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản cấp tính thường gây ra các cơn ho kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến bệnh viêm phổi, tác nghẽn phổi mãn tính.

Những người có thể trạng kém, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người nghiện thuốc lá… là những đối tượng dễ bị mắc viêm phổi cấp. Về lâu về dài bệnh có thể diễn biến sang giai đoạn mãn tính. Một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản cấp do acid trong dạ dày trào lên phế quản thường xuyên.

Empty

Thời gian ủ bệnh viêm phế quản cấp bao lâu? Viêm phế quản cấp có thời gian ủ bệnh rất ngắn

Bệnh viêm phế quản cấp thường gặp nhất là viêm phế quản do nhiễm siêu vi. Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh viêm phế quản cấp khá ngắn chỉ từ 1 – 3 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Ở giai đoạn khởi phát người bệnh mới bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện viêm dường hô hấp như sổ mũi, hắt hơi, đau họng và một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, đau nhức cơ, khớp, mệt mỏi.

Ở giai đoạn viêm phế quản cấp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ho. Ban d dầu là ho khan, sau đó xuất hiện ho có đờm màu trắng đục hoặc màu vàng, xanh.

Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, đúng cách bệnh có thể khỏi sau từ 7 – 10 ngày. Thế nhưng, nếu người bệnh xuất hiện hiện tượng cơn ho kéo dài hơn 3 tuần, sốt cao trên 38 độ C, đờm đổi màu, ho ra máu, thở khò khè… thì nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị kịp thời tránh biến chứng sang viêm phế quản mãn tính hoặc ung thư phế quản.

Bệnh viêm phế quản có lây không?

Như đã chia sẻ, viêm phế quản cấp là bệnh lý có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đây là kết quả khi các dịch nhầy và đờm tràn vào phổi gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Vì là một bệnh lý về đường hô hấp nên bệnh viêm phế quản cấp hoàn toàn có thể lây từ người sang người. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với bệnh nhân viêm phế quản, các vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công người đối diện, từ đó hình thành các ổ bệnh trong đường hô hấp và gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Chính vì khả năng lây lan nhanh và dễ dàng, nên chúng ta cần đặc biệt chú ý bảo vệ sức khỏe bản thân. Cần cách ly người đang mắc bệnh. Khi giao tiếp với người bệnh cần đeo khẩu trang kín để đảm bảo các siêu vi gây bệnh không có cơ hội tiếp xúc với người khỏe mạnh.

Về bản chất, viêm phế quản cấp là bệnh lý khá dễ chữa trong trường họp được phát hiện kịp thời. Theo các chuyên gia sức khỏe, người bị viêm phế quản cấp có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị tận gốc. Trong đó:

Sử dụng bài thuốc từ quất và mật ong: bạn chỉ cần thái mỏng quả quất thành các lát mỏng, cho thêm một chút mật ong sau đó đem ngậm, chỉ vài ngày sau sẽ khỏi bệnh.

Empty

Thời gian ủ bệnh viêm phế quản cấp bao lâu? Bệnh viêm phế quản cấp có thể điều trị tận gốc nếu sử dụng đúng phương pháp

Hoặc cũng có thể sử dụng trà gừng và mật ong: với đặc tính tuyệt vời của gừng kết hợp với mật ong giúp làm giảm viêm nhiễm và sự xâm lấn của các siêu vi vào sâu bên trong đừng hô hấp.

Tuy nhiên, khi sử dụng các bài thuốc dân gian này người bệnh cần xin ý kiến hướng dẫn từ các bác sĩ đông y. Đồng thời phải hiểu rõ được bệnh lý của mình ở giai đoạn nào.

Ngoài ra, để phòng chống bệnh viêm phế quản cấp thì nên tránh tiếp xúc với người bị bệnh, hạn chế hút thuốc lá vì nó có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản cấp.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên tiêm vacxin phòng cúm hàng năm. Bởi có rất nhiều trường hợp viêm phế quản cấp do bị mắc bệnh cúm. Đặc biệt, trẻ bị ho dưới 2 tuổi và từ 2 – 5 tuổi thì nguy cơ bị mắc viêm phế quản cấp rất cao.

Cách phòng tránh cuối cùng là nên thường xuyên rửa tay để làm giảm viêm nhiễm siêu vi. Mỗi lần đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để hạn chế tối đa sự xâm nhập của các siêu vi.

comment Bình luận

largeer